6 hiểu lầm về vắc-xin Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Dữ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới chỉ ra sai lầm khi cho rằng vắc-xin Covid-19 không an toàn vì được nghiên cứu phát triển trong một thời gian ngắn.

Khoảng 14% người Mỹ cho biết sẽ không tiêm phòng, theo Tổ chức Gia đình Kaiser. 10% sẽ chờ xem vắc-xin hoạt động như thế nào ở những người khác và 3% chỉ tiêm nếu bắt buộc. Có nhiều lý do khiến một bộ phận người Mỹ do dự tiêm phòng. Một số lý do bắt nguồn từ thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn. Dưới đây là 6 hiểu lầm phổ biến về vắc-xin Covid-19:

Vắc-xin không an toàn vì chúng được tạo ra trong thời gian ngắn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu protein gai của virus corona cách đây gần 20 năm khi tìm kiếm một loại vắc-xin tiềm năng để phòng ngừa SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng). Phát hiện này cùng công nghệ phát triển trong những năm gần đây đã rút ngắn quá trình tạo ra vắc-xin Covid-19.

Ngoài ra, khâu sản xuất cũng góp phần đẩy nhanh quá trình này. Sau những kết quả ban đầu hứa hẹn, vắc-xin được sản xuất quy mô lớn, song song với thử nghiệm, trước khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12-2020.

Các nghiên cứu thực tế cũng cho thấy vắc-xin có hiệu quả cao như kết quả trong thử nghiệm lâm sàng. Một nghiên cứu do Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) công bố tháng 6 cho thấy hai liều vắc-xin Pfizer có thể ngăn ngừa 88% triệu chứng Covid-19 và 96% nguy cơ nhập viện ở người nhiễm biến thể Delta. Nghiên cứu cũng chỉ ra vắc-xin Pfizer có thể ngăn nguy cơ nhiễm biến thể này tới 80%. Kết luận được các nhà khoa học đưa ra sau khi phân tích 14.019 trường hợp nhiễm nCoV ở Anh, trong đó chỉ 166 người phải nhập viện.

Ngoài ra, dữ liệu thực tế tháng 5 của PHE chỉ ra hai liều vắc-xin AstraZeneca giảm nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta tới 92%.

Hàng nghìn người đã chết vì tiêm vắc-xin

Điều này là sai. Các trường hợp tử vong được ghi nhận trên Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ Bất lợi của Vắc-xin (VAERS) chưa được xác minh. Tất cả mọi người đều có thể báo cáo lên hệ thống khi nghi ngờ các phản ứng phụ của vắc-xin. Sự tiếp cận rộng rãi này dẫn đến tình trạng dữ liệu không đúng với thực tế. Ngoài ra, khi xem xét báo cáo, các chuyên gia không tìm thấy bằng chứng về các ca tử vong trên diện rộng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng do vắc-xin gây ra.

Vắc-xin chỉ đang thử nghiệm và không được kiểm tra kỹ lưỡng

Đây là nhận định sai lầm. Cả ba loại vắc-xin được phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ đã trải qua thử nghiệm lâm sàng với hàng chục nghìn người tham gia. Vắc-xin cũng được đánh giá bởi các chuyên gia độc lập khác trong ngành. Tất cả nghiên cứu cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do Covid-19.

Miễn dịch tự nhiên luôn mạnh hơn miễn dịch do vắc-xin

Điều này chỉ đúng một phần. Miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài lâu hơn miễn dịch do tiêm chủng, nhưng nó phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Ví dụ, vắc-xin uốn ván mang lại khả năng miễn dịch mạnh hơn so với việc mắc bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng vắc-xin Covid-19 cung cấp sự bảo vệ nhất quán và an toàn hơn so với việc mắc Covid-19.

Vắc-xin không an toàn cho thai phụ

Các thử nghiệm vắc-xin Covid-19 không bao gồm phụ nữ mang thai. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành kể từ khi thử nghiệm không tìm thấy vấn đề về an toàn ở thai phụ tiêm vắc-xin, dù các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu thêm. Vắc-xin Covid-19 không chứa virus sống, nên chúng không gây nguy hiểm cho thai nhi đang lớn. Phụ nữ mang thai nên tiêm ngừa Covid-19, do họ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Theo nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế Anh công bố hôm 3-8, khoảng 52.000 thai phụ tại Anh được tiêm vắc-xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna, đến nay chưa phát sinh vấn đề đáng lo ngại nào về độ an toàn. Tương tự, khoảng 130.000 phụ nữ mang thai tại Mỹ cũng đã được tiêm chủng an toàn với hai loại vắc-xin trên.

Vắc-xin làm biến đổi DNA

Điều này là sai. Vắc-xin Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA) để hướng dẫn cơ thể tạo ra các protein gai của nCoV, từ đó sinh miễn dịch. Vì mã mRNA trong vắc-xin không giống DNA trong tế bào người, nó không thể được kết hợp và làm thay đổi gene. Một thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, các phân tử mRNA này sẽ phân rã và không ở lại trong cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày