Cảnh sát điều nghiên sau vụ nổ ngày 7-7 năm ngoái
Một quan chức cao cấp thuộc Bộ Nội vụ cho biết: “Lực lượng An ninh Kỹ nghệ Trung ương đã tiến hành một cuộc khảo sát ngôi Đại tháp ngay sau khi vụ nổ liên tiếp xảy ra vào ngày 7-7-2013 và đề ra yêu cầu bảo vệ ngôi Đại tháp - gồm những trang thiết bị, số lượng nhân lực để bảo vệ khu vực Bồ Đề Đạo Tràng - nhưng sau đó vấn đề này đã bị lãng quên. Chính phủ Bihar sẽ phải tài trợ cho các trang thiết bị và chi phí triển khai phương án bảo vệ, nhưng vấn đề vẫn chưa được đề cập trở lại và đưa ra kết luận cuối cùng”.
Theo quy định của CISF, tiền lương của đội ngũ được chi trả bởi những nhà chức trách thiết lập, dù khu vực bảo vệ là một khu vực công cộng hay chính quyền tiểu bang. Biên bản thỏa thuận về vấn đề này đã được ký kết giữa CISF và cơ quan được bảo vệ.
Sau khi xảy ra vụ nổ, Bộ trưởng Bihar, ông Nitish Kumar, đã yêu cầu CISF bảo vệ an ninh cho Bồ Đề Đạo Tràng. Mặc dù bảo vệ địa điểm tôn giáo không phải là một phần trong điều lệ của CISF, nhưng vì mối quan hệ thân thiết giữa ông Nitish và Trung ương, nên họ đã đồng ý yêu cầu trên.
Đền Taj Mahal và Pháo đài Đỏ cũng đã được bảo vệ bởi lực lượng CISF do đây là những di tích quan trọng của quốc gia, và chính quyền đang xem xét để thêm Bồ Đề Đạo Tràng vào danh sách được lực lượng CISF bảo vệ bởi đây là di sản thế giới. Lực lượng CISF cũng đã được yêu cầu bảo vệ ngôi đền Shirdi ở Maharashtra và đền Tirupati Devasthanam ở Andhra Pradesh, nhưng họ không hào hứng với lời đề nghị ấy.
Một quan chức CISF yêu cầu giấu tên cho biết: “Một khi chúng tôi bắt đầu cung cấp an ninh cho những nơi tôn giáo, thì nhiều địa điểm tôn giáo khác cũng sẽ yêu cầu CISF bảo vệ. Tốt nhất là chúng tôi không dính vào việc này”.
Nguyên Quý (theo Hindustan Times)
___________
* Đọc thêm: