Ai không nên ăn rau muống?

Những người mắc bệnh gout, viêm khớp, sỏi thận, đang uống thuốc Đông y, bị dị ứng và tiêu chảy, nên hạn chế ăn rau muống.

Theo dược sĩ dinh dưỡng Trần Thị Hải, Phòng khám Đông y Sài Gòn, trong 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, khoáng chất sắt, kẽm, magie. Rau muống có lợi cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ táo bón.

rau-muong-3143-1564042651_jpg.jpg

Rau muống. Ảnh: Cẩm Anh

Rau muống thường có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng do môi trường trồng trọt. Do đó ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan, ký sinh trùng Fasciolopsis buski trong rau. 

Những nhóm người nên hạn chế ăn rau muống:

Người bị viêm khớp

Một số chất trong rau có thể khiến đau nhức khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.

Người bị gout

Rau muống giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout. 

Người bị sỏi thận

Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.

Người đang uống thuốc Đông y

Ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc Đông y. 

Người dễ dị ứng, tiêu chảy

Ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Cẩm Anh
(VnExpress)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày