5 thực phẩm nên thường xuyên đưa vào chế độ ăn

0:00 / 0:00
0:00

GNO - Rau củ quả là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, đáp ứng nhu cần dưỡng chất cơ bản hàng ngày, giúp cơ thể chống chọi với các bệnh mãn tính và sống thọ hơn.

khoai lang.jpg

Thường xuyên ăn khoai lang có lợi cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một số loại rau củ quả có công dụng vượt trội hơn số khác. Và nếu bạn muốn từng bước cải thiện chế độ ăn, hãy bắt đầu bằng các thực phẩm ngon và bổ dưỡng sau:

1. Khoai lang

Khoai lang là loại rễ củ chứa tinh bột và các vitamin A, C, carotenoid, các chất chống oxy hóa, chất xơ,… Khoai lang là món ăn ngon, dễ dàng được chế biến theo nhiều cách khác nhau.

2. Nấm

Nấm chứa nhiều đạm và là nguồn cung đạm quan trọng cho người kiêng thịt động vật, người ăn chay. Đặc biệt, các loại nấm cũng chứa ít chất béo và cholesterol.

3. Bông cải xanh

Theo nghiên cứu, bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ tim mạch và chống lại tình trạng stress oxy hóa. Bông cải xanh còn giàu folate và sắt, đảm bảo chức năng của hệ mạch máu.

4. Tỏi

Tỏi với hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, các hợp chất kháng khuẩn, kháng virus; cải thiện sức khỏe tim mạch, tiêu hóa và hệ miễn dịch.

5. Quả bơ

Bơ được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm”, là nguồn cung tự nhiên các chất béo có lợi cho sức khỏe bên cạnh nhiều vitamin và khoáng chất.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày