Ấn Độ hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu Phật học

Trong một buổi thuyết trình tại Đại học Nalanda
Trong một buổi thuyết trình tại Đại học Nalanda
0:00 / 0:00
0:00

GN - Với mục tiêu kế thừa truyền thống Phật giáo phong phú từ quá khứ, tạo sức mạnh học thuật của quốc gia, Ủy ban Tài trợ Đại học của Ấn Độ (UGC) đã yêu cầu các trường đại học đóng góp vào một cơ sở dữ liệu mới nhằm xây dựng một trung tâm nghiên cứu Phật giáo trong nước.

Cơ sở dữ liệu này sẽ lưu trữ thông tin về các khóa học và nghiên cứu, tên cũng như chuyên môn của các học giả, chuyên gia, cựu sinh viên, cùng các hội thảo, hội nghị về chủ đề nghiên cứu Phật giáo và các lĩnh vực liên quan.

Trong một bức thư gửi đến Phó Hiệu trưởng của các trường đại học, Thư ký Rajnish Jain của UGC đã yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về các khóa học, số lượng sinh viên, học giả nghiên cứu và các thông tin khác để hiểu rõ hơn về tình hình nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ. Nhiều trường cao đẳng và đại học trên khắp Ấn Độ gồm Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU), Viện Nghiên cứu sau đại học cao đẳng Deccan, Đại học Nalanda và Đại học Gautam Buddha tập trung giảng dạy về triết học Phật giáo, nghệ thuật, khảo cổ học và nghiên cứu tiếng Pali.

Thế giới đang vật lộn với chiến tranh và khủng bố, vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để giới thiệu nghiên cứu Phật học đến với giới trẻ trên toàn cầu. Nhận xét về việc này, Sunaina Singh, Phó Hiệu trưởng của Đại học Nalanda cho biết: “Xã hội ngày càng sống theo lối hưởng thụ và bị đè nặng bởi nỗi lo bài ngoại. Tư duy mạch lạc, hiểu biết sâu sắc và tình hữu nghị đang bị mất dần theo thời gian. Vì vậy, cần phải thiết lập lại nền hòa bình hữu nghị này và nghiên cứu Phật học chính là cách tốt nhất để thực hiện điều đó”.

Singh cũng cho rằng việc thúc đẩy nghiên cứu Phật học sẽ làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Ấn Độ đến toàn thế giới, đồng thời giúp nền kinh tế phát triển thông qua du lịch và các hoạt động liên quan.

Hơn nữa, việc củng cố và phát triển nghiên cứu Phật học đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các học giả, sinh viên quốc tế. Ấn Độ có mối quan hệ khắng khít với các nước Đông Nam Á. Nếu nâng cấp các khóa học và phát triển chất lượng giáo dục thì có thể thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn.

Mới đây, vào ngày 7-3, Jamyang Tsering Namgyal, thành viên Quốc hội khu vực Tây Bắc Ladakh của Ấn Độ, đã đề nghị đưa những Phật tử thuần thành tham gia vào việc nghiên cứu Phật học. Trong một lá thư, ông yêu cầu Bộ Phát triển Nguồn nhân lực thu thập dữ liệu về các cơ sở Phật giáo phi chính phủ trên toàn Ấn Độ, lưu ý khả năng phát triển các vấn đề như nghiên cứu du lịch và cổ ngữ Pali.

Hàng trăm tổ chức phi chính phủ của Phật giáo trên khắp Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nghìn sinh viên và tu sĩ Phật giáo ở Himalaya nghiên cứu Phật học. Các tổ chức này phổ cập các nghiên cứu Phật học truyền thống của Nalanda cổ đại và đào tạo ra hàng trăm học giả uyên bác.

Phổ Tịnh/Báo Giác Ngộ tổng hợp (theo BuddhistdoorThe Times of India)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày