Ấn Độ: Tổ chức lớp giáo lý cho trẻ em Tây Tạng sống ở Ấn Độ

Ấn Độ: Tổ chức lớp giáo lý cho trẻ em Tây Tạng sống ở Ấn Độ
(GNO): Những lớp giáo lý được tổ chức cho trẻ em Tây Tạng sống ở Ấn Độ với mục đích nhằm khôi phục các giá trị đạo đức tốt đẹp của đạo Phật. Các tình nguyện viên tại khu đồi Phật giáo Tây Tạng tại Ấn Độ lấy mục đích này để khôi phục các giá trị, truyền thống và văn hóa Phật giáo đang có xu hướng mờ nhạt dần.

Những lớp học giáo lý được tổ chức đều đặn trong các cơ sở của tôn giáo, tu viện nhằm truyền cảm hứng cho trẻ em noi theo tấm gương đạo đức của nhà lãnh đạo tinh thần Dalai Lama.

Tenzin Dawa – giáo thọ sư các lớp giáo lý – đã cố gắng đưa những giáo lý đạo Phật ra đời sống hằng ngày. “Thật là quan trọng thay nếu bạn trở thành một người thành thiện hoặc có một trái tim thật ấm áp”. Tenzin Dawa nói. Theo những nhà lãnh đạo tôn giáo với điều kiện giáo dục hiện tại thì thật là khó tìm một nơi nào để giảng dạy về tâm linh vốn ảnh hưởng rất quan trọng và cần thiết cho tư duy của trẻ em.

Trong suốt các kỳ nghỉ đông, có khoảng từ 40 -50 em từ các trường khác nhau ở miền Bắc Ấn Độ tham gia các khóa học Phật pháp. Các giảng viên dạy trong vòng một tháng và một nửa học sinh tham gia các khóa học có độ tuổi từ 9-13. “Đó là truyền thống học triết lý Phật giáo của người dân Tây Tạng. Ngay từ khi ra đời là một người dân Tây Tạng, sự hiểu biết mọi thứ là điều rất quan trọng”. Jamyang – một học viên nói.. Theo thống kê thì có 134.000 người dân Tây Tạng sống lưu vong, chủ yếu là ở Ấn Độ và Nepal . Cho đến thời điểm hiện tại thì đức Dalai Lama đã thành lập hơn 200 tu viên tại 54 vùng khác nhau của Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới với 20.000 tu sĩ học Phật tại các tu viện hàng năm .

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày