[Ảnh] Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tham lễ tại tháp Tổ sư Liễu Quán

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dâng hương trước bảo tháp Tổ sư Liễu Quán vào mùa hạ năm 2020 nhân về thăm Phật giáo Huế - Ảnh: Quảng Điền/BGN
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dâng hương trước bảo tháp Tổ sư Liễu Quán vào mùa hạ năm 2020 nhân về thăm Phật giáo Huế - Ảnh: Quảng Điền/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vào mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2564 (tháng 5 năm Canh Tý - 2020), Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lúc bấy giờ đảm nhiệm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã về cố đô thăm Phật giáo Thừa Thiên Huế.

Sau khi đến chùa Từ Đàm thăm chư Tăng sau thời Bố-tát chung, ngài đã vào tham lễ tại tháp Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán ở núi Thiên Thai (P.Tây An, TP.Huế).

Cung đón Hòa thượng quang lâm chùa Từ Đàm

Cung đón Hòa thượng quang lâm chùa Từ Đàm

Tại đây, ngài đã dâng hương, đảnh lễ và hữu nhiễu bảo tháp Tổ sư.

Trong Thư chúc mừng đề ngày 18 tháng Chạp - Quý Mão (2023) gửi đến Ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển" do Học viện Phật giáo VN tại Huế phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN và Đại học Huế đồng tổ chức, ngài chia sẻ:

"Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742) có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tiếp nối nguồn mạch tâm linh từ các bậc tiền nhân, ngài làm sống dậy và phát huy tinh thần độc lập tự chủ; khởi sáng Thiền phái Liễu Quán, ảnh hưởng sâu rộng, truyền thừa liên tục 300 năm qua, là điểm son trong truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo nước nhà. (...)

"Chính sự tu hành đắc đạo của Tổ sư Liễu Quán đã đem lại tầm nhìn sâu rộng, có ảnh hưởng với cả giới lãnh đạo cho đến mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ khi thể nhập chân linh mới có năng lực vô quái ngại của hạnh nguyện Bồ-tát, thống nhất trong hành động vì Đạo pháp và vì Dân tộc; làm cách mạng, giúp việc đời với tâm hồn của một người có tôn giáo, lúc hoàn thành trách nhiệm thì trở về với đời sống của nhà tu hành thực sự. Do đó, được mọi người, mọi giới kính trọng, có sức tập hợp quần chúng rất lớn".

Đức Pháp chủ cũng đã tán thán Ban Tổ chức Hội thảo và mong muốn với phương thức tiếp cận sau 300 năm, Hội thảo sẽ góp phần nhận thức về nội hàm của "pháp thân" mà Tổ sư đã để lại cho hậu thế hôm nay.

Trước bảo tháp Tổ sư trưa mùa hè năm 2020

Trước bảo tháp Tổ sư trưa mùa hè năm 2020

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày