[Ảnh] Mây ngũ sắc lấp lánh sau tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Việt Nam Quốc Tự
Mây ngũ sắc như dải lụa nhiều màu vắt trên bầu trời - Ảnh: Nguyên Đạt
Quảng cáo
Chia sẻ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
GNO - Khoảng 15 giờ 30 đến 16 giờ 20 chiều 12-5, trên bầu trời TP.HCM xuất hiện những áng mây ngũ sắc tuyệt đẹp với các gam màu xanh, đỏ, vàng, hồng, tía xen lẫn vào nhau. Áng mây ngũ sắc xuất hiện phía sau tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10) càng thêm phần lung linh, huyền diệu...
Những áng mây ngũ sắc với các gam màu xanh, đỏ, vàng, hồng, tía xen lẫn vào nhau
Theo các chuyên gia khí tượng, mây ngũ sắc là một hiện tượng gần giống cầu vồng, không quá hiếm, nhưng không phải lúc nào cũng có thể quan sát được. Những đám mây ngũ sắc này trên bầu trời chiều thay đổi liên tục hình ảnh và màu khác nhau khiến nhiều người vô cùng thích thú. Đám mây duy trì được gần 1 giờ đồng hồ rồi tan biến đi khi mặt trời bắt đầu lặn.
Giác Ngộ online gửi đến bạn đọc những hình ảnh và video do CTV Nguyên Đạt gửi về từ Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM):
Mây ngũ sắc xuất hiện ở khu vực tòa nhà Landmark 81, Q.Bình Thạnh - Ảnh:Lưu Niệm
GNO - Ngày 1-4, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.8 (TP.HCM) đã có buổi họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản và khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 của Phật giáo quận nhà tại chùa Long Hoa - Văn phòng Ban Trị sự.
GNO - Trận động đất kinh hoàng vào ngày 28-3-2025, mạnh nhất châu Á đã phá hủy khủng khiếp quốc gia Myanmar cùng sinh mạng hiện không thể tổng kết được, nhưng có thể lên đến cả trăm ngàn người.
GNO - Đại giới đàn diễn ra từ ngày 28-3 đến 2-4-2025 (29-2 đến 5-3-Ất Tỵ), tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương - tổ đình Hội Khánh (P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một).
GNO - Sáng nay, 2-4, Lễ bế mạc Đại giới đàn Trí Tấn do Ban Tăng sự T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức lần đầu tiên tổ chức thí điểm theo khu vực diễn ra trang nghiêm, tại tổ đình Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một.
GNO - Xin hỏi, chúng tôi có được phép tôn trí các tượng Phật, Bồ-tát ngoài phòng thờ của gia đình không? Nếu được thì quy cách thế nào? Có cần lễ nghi an vị hay thờ cúng gì không?