Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ kinh nghiệm học Phật đến bạn đọc
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ kinh nghiệm học Phật đến bạn đọc
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vừa có buổi trò chuyện với người yêu sách nhân dịp giới thiệu tác phẩm mới “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”, vào sáng nay 17-7, tại “Hội quán Các bà mẹ” (Q.1, TP.HCM).
Trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Trong buổi gặp gỡ, bạn đọc lắng nghe những chia sẻ thân tình của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về con đường thi ca, nhân duyên với ngành y và cảm nhận ban đầu về Phật học của mình. Ông cũng chia sẻ thêm về những kiến thức cơ bản cho người mới đầu học đạo cũng như kinh nghiệm thực hành trong cuộc sống hàng ngày, giúp thân và tâm an lạc hơn.

Dịp này, mọi người có cơ hội tìm hiểu sâu hơn pháp môn “Thiền và hơi thở”, cách thức vận dụng nó để phòng, chữa các bệnh lý về thân, giảm các lo âu, stress trong công việc và mang lại an tịnh cho tâm hơn qua sự chia sẻ rất sinh động và thiết thực của vị bác sĩ này.

Tác phẩm “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Tác phẩm “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

“Thân tâm của mình dường như được làm mới lại, trước đây thấy sự mất mát đó là một nỗi đau nhưng sau khi nghe bác sĩ chia sẻ thì nhận thấy, đôi khi nỗi đau đó là niềm may mắn để mình thể ngộ nhiều điều mới hơn trong cuộc sống bộn bề này”, bạn trẻ Hà Thúy Vi (26 tuổi, quận 8) xúc động khi nghe 4 câu thơ:

Con cài bông hoa trắng

Dành cho mẹ đóa hồng

Mẹ nhớ gài lên ngực

Ngoại chờ bên kia sông...

(Bông hồng cho mẹ - Đỗ Hồng Ngọc)

Tác phẩm “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”, tập hợp 37 bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trên Phật học Từ Quang tục bản (2012-2022), do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành. Với Mùa Vu lan: Bông hồng cho mẹ, Thương nhớ đòn roi, Vè thiền tập, Nói thêm về thiền bụng, Luân hồi sanh tử, Quán Thế Âm Bồ-tát,... trong tác phẩm mới này gợi mở sự truyền thông về tình mẫu tử thiêng liêng và nhận thức về giáo lý Phật đà một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thực hành.

Niềm hoan hỷ trên khuôn mặt của nhiều người khi tham dự buổi trò chuyện

Niềm hoan hỷ trên khuôn mặt của nhiều người khi tham dự buổi trò chuyện

“Cuốn sách này ra đời nhân dịp Vu Lan sắp về, nó thể hiện nỗi nhớ về mẹ, cũng như cảm nhận về Phật học và một số trải nghiệm của tôi khi thực hành nó”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ.

Đỗ Hồng Ngọc là tác giả của nhiều tác phẩm đã đi vào lòng người, với giọng văn nhẹ nhàng như lời tự sự, trong đó có nhiều tác phẩm liên quan Phật học đã tái bản nhiều lần, như Nghĩ từ trái tim, Gươm báu trao tay, Thiền và Sức khỏe, Gì đẹp bằng sen?...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày