Biểu tượng Đại hội Phật giáo toàn quốc mang ý nghĩa gì?

GNO - Nhiều đại biểu dự Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII khi được hỏi đều tỏ ý khen biểu tượng Đại hội đẹp, nhất là biểu tượng được trang trọng tại vòng xoay ở phố Quán Sứ và đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Hình ảnh này cũng được chọn làm hình bìa của Giác Ngộ số 924, ra vào ngày 24-11 tới.
bieu trung.jpg
Biểu trưng đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Ảnh: Q.Điền

PV Giác Ngộ đã tìm hiểu từ Ban Tổ chức và ghi lại ý nghĩa của biểu trưng dưới đây:

Nhận diện biểu tượng Đại hội được thiết kế trên ý tưởng hội nhập và phát triển, biểu tượng được thiết kế với 63 cánh sen biểu tượng cho lần đầu tiên GHPGVN có 63 Ban Trị sự của 63 tỉnh thành, hội tụ lại thành Giáo hội Phật giáo thống nhất, phát triển.

Logo được thiết kế cánh sen với ba vòng tròn vững chãi, vòng tròn thứ nhất có 28 cánh biểu tượng cho 28 Ban Trị sự 28 tỉnh thành giai đoạn 1981-1992, vòng tròn cánh sen thứ hai có 24 cánh sen tượng trưng cho 24 Ban Trị sự được thành lập trong giai đoạn 1992-2002, vòng tròn cánh sen thứ ba có 11 cánh sen tượng trưng cho 11 Ban Trị sự thành lập từ năm 2012 đến nay.

bieu trung (2).jpg


Phiên bản thiết kế do bộ phận thiết kế cung cấp

Với số VIII và logo Giáo hội (Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VIII) được cách điệu búp sen với năm màu cờ Phật giáo với nhụy là logo Giáo hội, như một ngọn đuốc trí tuệ và giải thoát.

Logo được thiết kế hình tròn như bánh xe Chuyển Pháp luân theo tinh thần “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”.

Phần đế được làm bằng 8 tầng bông sen bằng sắt, bảy tầng uốn hình bông sen tám cánh, và một tầng uốn bảy cánh xếp so le với nhau, vừa biểu thị cho Đại hội VIII vừa biểu thị cho 63 Ban Trị sự tỉnh thành tạo thành một khối đế vững chãi.

bieu trung (1).jpg

Phiên bản thiết kế do bộ phận thiết kế cung cấp

Phần trên biểu trưng Đại hội VIII được đặt trong lòng hình tượng con chim hạc, biểu thị cho Việt Nam 4.000 năm lịch sử, Đạo pháp 2.000 năm luôn đồng hành cùng dân tộc.

Q.Điền ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.
Ảnh minh họa

Nuôi dưỡng giá trị nhân bản trong tâm

GNO - Ajahn Lee, một vị Tỳ-kheo tu theo truyền thống Rừng thiền của Thái Lan, đã đưa ra những cách thức để tu tập những giá trị nhân bản cốt lõi trong đời sống hàng ngày, nhằm đem đến lợi lạc cho bản thân và mọi người.

Thông tin hàng ngày