Bình Phước: "Phật giáo gắn bó và đồng hành cùng sự phát triển của địa phương"

Hội nghị triển khai công tác Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 2-8 vừa qua
Hội nghị triển khai công tác Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 2-8 vừa qua
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự vừa được Trung ương GHPGVN công cử về đảm nhiệm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ V (2017-2022), Trưởng ban Tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh.

Thượng tọa đã dành thời gian chia sẻ cùng báo Giác Ngộ, về những công tác Phật sự trọng tâm của Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 trước thềm Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ VI diễn ra vào ngày 18, 19-8.

Đổi mới sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, theo Quyết định số 324/QĐ-HĐTS do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ấn ký ngày 29-7, công cử Thượng tọa về đảm nhận trọng trách Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2017-2022, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Đại hội Phật giáo tỉnh lần VI, nhiệm kỳ 2022-2027.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Ảnh: Bảo Toàn

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Ảnh: Bảo Toàn

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, ở nhiệm kỳ VI này, Phật giáo tỉnh Bình Phước sẽ tập trung vào các mục tiêu trọng tâm như: Tăng cường các sinh hoạt Tăng sự nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong Tăng Ni; Tập trung nguồn lực và kêu gọi phát tâm công đức tiếp tục hoàn thành dự án xây dựng trụ sở Ban Trị sự tỉnh đặt tại chùa Tỉnh Hội; Thiết lập trung tâm hành chánh điện tử, ứng dụng công nghệ số trong điều hành Phật sự và giao ban trực tuyến; Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các vị Tăng Ni hoạt động Phật sự tại Bình Phước theo đúng Hiến chương Giáo hội; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật Nhà nước.

Cử Tăng Ni trẻ Bình Phước đi đào tạo tại các trường trong hệ thống giáo dục của Giáo hội tại các tỉnh, thành phố; Tổ chức các lễ hội Phật giáo kết hợp với lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc để vừa xiển dương Phật pháp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh cho cộng đồng, loại bỏ mê tín dị đoan, xa rời các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại khu dân cư, vừa thúc đẩy phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương; Đẩy mạnh công tác từ thiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Thực hiện đăng ký các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân tộc ở các bản làng, địa phương chưa có cơ sở tự viện Phật giáo.

Tín hiệu khởi sắc cho Phật sự trong tương lai

Tỉnh Bình Phước hiện có 11 đơn vị hành chánh, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 đơn vị huyện. Dân số khoảng 1,1 triệu người, khoảng 30% dân số theo Phật giáo. Toàn tỉnh hiện có 191 tự viện, với 352 Tăng, Ni và lần đầu tiên kể từ 22 năm tách ra tỉnh Sông Bé, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã khai mở Đại giới đàn mang tôn hiệu Trí Tịnh trao truyền giới pháp cho 247 giới tử Tăng, Ni.

Thượng tọa Thích Đức Thiện kêu gọi Tăng Ni, Phật tử Bình Phước không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Nỗ lực, tinh tiến hơn nữa để có nhiều cống hiến góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đồng bào các dân tộc trong tỉnh phấn đấu đến năm 2025 Bình Phước trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững trên mọi mặt đời sống xã hội.

Công tác Phật sự của địa phương vẫn được thực hiện đều đặn với nhiều hoạt động mang tính giáo dục cũng như phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong nhiệm kỳ V, toàn tỉnh có 43 cơ sở tự viện mới được thành lập, trao quyết định và bổ nhiệm trụ trì cho 12 cơ sở. Bên cạnh đó, Phật giáo tỉnh đã có trụ sở sinh hoạt độc lập được xây dựng mới với tên gọi chùa Tỉnh Hội.

Các ban, ngành trực thuộc Phật giáo tỉnh đã phát huy vai trò của mình trong các Phật sự chung, tạo luồng sinh khí mới cho sự phát triển của Phật giáo địa phương trong tương lai.

Đặc biệt, Ban Trị sự luôn quan tâm đến công tác từ thiện xã hội, trong nhiệm kỳ V, với sự hưởng ứng tích cực từ chư tôn đức Tăng, Ni các tự viện và quý Phật tử ân nhân, mạnh thường quân, Phật giáo tỉnh đã chăm lo cho công tác an sinh xã hội với số tiền hơn 87 tỷ đồng như: trao quà cho người nghèo, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, làm nhà tình thương, xây cầu, làm đường, trao quỹ khuyến học v.v… đặc biệt là quỹ vắc-xin và công tác phòng chống dịch, góp phần xây dựng và phát triển quê hương ngày càng phát triển, văn minh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày