Bỏ hẳn 200kg vàng đúc tượng sau khi thấy Phật quang

Hàng ngày cứ có khoảng 10 người ra vào, không biết họ làm gì ở đó. Đến ngày 1-5 vừa rồi mọi người mới vỡ lẽ, đó là những người thợ tài hoa nhất được mời về để đúc tôn tượng Di Lặc bằng vàng...

Tân Hoa xã ngày 23/8 đưa tin, Hội Phật giáo Trung Quốc vừa khánh thành ngôi chùa Đại Kim Phật tại chân núi Phạn Tịnh thuộc địa bàn thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Tượng Đức Phật Di Lặc được đúc, chế tác từ hơn 200kg vàng và các loại ngọc, đá quý
Tượng Đức Phật Di Lặc được đúc, chế tác từ hơn 200kg vàng và các loại ngọc, đá quý 

Nơi đây được mệnh danh là đất Phật, động Tiên không chỉ bởi phong cảnh tú lệ mà còn là một trong những trung tâm thắng địa Phật giáo Trung Hoa. Một nhà mỹ thuật đã dùng hơn 2 tạ vàng và rất nhiều ngọc ngà, châu báu để đúc tôn tượng Phật Di Lặc thờ tại chính điện chùa này.

Một buổi sáng tinh mơ 4 năm trước, nhà mỹ thuật Tằng Nhất Binh bị đánh thức bởi một cú điện thoại của người quen khoe đang ngắm “Phật quang” xuất hiện trên Kim Đỉnh Thiên thuộc núi Phạn Tịnh. Ông lập tức tìm đến tận nơi để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú mang vẻ huyền bí, tâm linh này.

Tôn tượng Đức Phật Di Lặc được thờ tại chính điện chùa Đại Kim Phật ở chân núi Phạn Tịnh thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Tôn tượng Đức Phật Di Lặc được thờ tại chính điện chùa Đại Kim Phật
ở chân núi Phạn Tịnh thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
 

Một giờ sau, cáp treo đã đưa nhà mỹ thuật này xuyên qua làn mây và sương mù lên đỉnh Kim Đỉnh Thiên.

Ánh sáng ban mai rực rỡ xuyên qua lớp mây tạo ra cầu vồng lung linh bảy sắc, ở giữa vầng hào quang ấy là hình ảnh Đức Phật đang thuyết pháp lúc ẩn lúc hiện, xung quanh kim thân từng chùm hào quang tỏa ra rực rỡ.

Bần thần trước hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khiến lòng người liên tưởng tới một cõi Tịnh độ ngay giữa thế gian, hôm đó ra về ông Binh lúc nào cũng nghĩ đến những hình ảnh mình đã được tận mắt chứng kiến trên đỉnh Phạn Tịnh.

Ông quyết định sẽ đầu tư xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Đại Kim Phật tại chân núi Phạn Tịnh này với mong muốn sơn thủy hữu tình và Phật pháp vô biên sẽ hòa quyện làm một.

Suốt 4 năm qua nhiều người dân trong vùng không hề hay biết những gì đang diễn ra trong một căn nhà nhỏ dưới chân núi Phạn Tịnh. Hàng ngày cứ có khoảng 10 người ra vào, không biết họ làm gì ở đó. Đến ngày 1-5 vừa rồi mọi người mới vỡ lẽ, đó là những người thợ tài hoa nhất được mời về để đúc tôn tượng Di Lặc bằng vàng.

Hai bên chính điện là hàng ngàn bức tượng Phật nhỏ mạ vàng.
Hai bên chính điện là hàng ngàn bức tượng Phật nhỏ mạ vàng. 

Bức tượng được làm hoàn toàn thủ công, không có sự can thiệp của máy móc. Hơn 200kg vàng huy động được được đổ thành mấy chục tấm để các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ thành các bộ phận của cơ thể tượng. Hơn 10 nghệ nhân đến từ nhiều nơi phải mất hơn 600 ngày đêm chế tác pho tượng này.

Sau khi đã chế tác xong phần thân tượng, các nghệ nhân tiến hành đính ngọc, đá quý, kim cương để trang trí cho thêm phần rực rỡ. Tôn tượng Đức Phật Di Lặc xuất hiện trong trang phục Bồ tát với mũ hoa sen 5 cánh in hình Đức Phật và tọa trên một tòa sen trắng được chế tác từ bạch ngọc.

Hiện tại ngôi chùa Đại Kim Phật đã khánh thành và mở cửa đón khách thập phương. Công trình này càng làm tăng thêm những giá trị văn hóa, tôn giáo cho khu du lịch Phạn Tịnh vốn đã nổi tiếng từ lâu là một thắng địa của Phật giáo Trung Hoa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày