Bộ máy cần tinh gọn, nhân sự phải thực làm việc

GN - Trong suốt 7 nhiệm kỳ qua vấn đề nhân sự và bộ máy làm việc luôn được chư tôn đức quan tâm và đặt ra. Bởi số lượng thành viên của HĐTS mỗi một nhiệm kỳ luôn tăng lên theo số lượng. Dự kiến nhiệm kỳ sắp đến, số lượng thành viên HĐTS sẽ tăng lên 270 ủy viên. Số thành viên làm việc thực tế có phải cần đúng với số lượng như vậy không?

HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN TP.Hà Nội:
 
“Cần tinh gọn bộ máy tổ chức”

Ht Bao Nghiem.JPG
Không chỉ riêng cá nhân chúng tôi mà chư tôn đức nào có tâm với Phật giáo, với Giáo hội cũng đều mong muốn chúng ta có một đại hội đoàn kết, hòa hợp, thống nhất… để cùng nhau đưa ra một đội ngũ lãnh đạo tốt, đồng thời định hướng phát triển cho 5 năm sắp đến. Vì thế yếu tố đầu tiên và quyết định là sự đoàn kết, hòa hợp và thống nhất của toàn thể Giáo hội; từ đó mới có những thành công khác.

Thứ đến là công tác nhân sự cho nhiệm kỳ sắp đến là rất quan trọng. Phải mời được những vị có đức, có tài tham gia vào đội ngũ lãnh đạo. Tránh tình trạng nể nang, đưa bè phái, nhóm lợi ích cục bộ. Những người đưa vào đội ngũ lãnh đạo phải có tâm có đức để làm việc; loại bỏ tình trạng “đánh trống ghi tên” rồi bỏ đó không làm việc. Giáo hội phải có đầy đủ 3 thế hệ lãnh đạo: Trưởng lão, chư tôn đức lãnh đạo hiện thời và thế hệ trẻ kế thừa. Có đủ 3 thế hệ như vậy thì Giáo hội chúng ta mới bền vững về nhân sự. Về ban ngành thì các ban chuyên môn như Giáo dục Tăng Ni, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử… cần tinh gọn bộ máy tổ chức, chuyên nghiệp nhân sự chuyên ban từ T.Ư đến địa phương. Tránh tình trạng có tên nhưng không làm việc.

Cái cuối cùng là sự ổn định của Giáo hội. Nhiệm kỳ sắp đến chúng ta sẽ hoạt động theo phương châm mà TƯGH đề ra “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Để có sự ổn định thì kỷ cương phải được thực hiện nghiêm. Đó là tôn trọng giới luật của Đức Phật trên mọi phương diện. Có như vậy thì mới tạo nên sự hòa hợp để đưa Giáo hội phát triển bền vững. Riêng về Ban Hoằng pháp T.Ư, dù đã có sự đầu tư trong nhiều năm qua nhưng việc hình thành nên những nhà hoằng pháp có đủ trình độ và sự tu học để hướng dẫn quần chúng Phật tử vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Do vậy trong nhiệm kỳ mới, công tác đào tạo đội ngũ giảng sư từ T.Ư đến địa phương vẫn là ưu tiên hàng đầu của ngành hoằng pháp. Ở đó, ngành sẽ chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và khả năng đảm nhiệm công việc của người được đào tạo sau khi hoàn thành các khóa học để mỗi Tăng Ni đều trở thành những nhà hoằng pháp từ mỗi việc làm bình thường nhất của mình.


TT.Thích Quảng Hà
, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nam Định:


“Những vị được suy cử vào HĐTS phải làm việc hết mình, chứ không phải vào được chỉ để giới thiệu chức danh”


Quang Ha-X.jpg
Đoàn kết, hòa hợp và quan trọng là thống nhất lãnh đạo. Thống nhất lãnh đạo là phải thống nhất cách lãnh đạo từ T.Ư xuống đến địa phương. Thống nhất quy củ về Kinh Luật từ Bắc vào Nam phải như nhau.

Đại hội có thành công thì không phải là của riêng một cá nhân ai mà là của cả một tập thể chung sức, chung lòng. Nếu không có sự đoàn kết thì khó có thể làm cho một đại hội thành công, một Giáo hội đạt được mục tiêu hoạt động Phật sự.

Về công tác nhân sự phải chuẩn. Nhân sự bầu ra dù già hay trẻ thì phải làm được việc. Người già làm không được việc mà vào thì cũng không tốt, người trẻ làm được thì nên cơ cấu vào học việc, làm việc. Những vị được suy cử vào HĐTS phải làm việc hết mình, chứ không phải vào được chỉ để đi giới thiệu chức danh. Quan điểm của tôi là “cần tinh, không cần đa”, ít mà chất lượng. Vì thế ai được tín nhiệm phải có trách nhiệm làm việc. Những nhiệm kỳ qua nhiều vị vào chẳng làm gì, số lượng chư tôn đức làm việc thật sự chỉ một số. Những cái không được từ nhiệm kỳ trước để lại, thì nhiệm kỳ này phải làm cho chặt chẽ, để những nhiệm kỳ sau được tốt hơn. Vì vậy nhân sự phải lựa chọn kỹ.

Một điều chúng tôi cũng lưu ý là quý ngài được cử tham dự đại hội nên dự các buổi cho đầy đủ. Những đại hội trước đây chúng tôi thấy buổi khai mạc và bế mạc thì đông, nhưng các buổi còn lại thì vắng. Sự vắng mặt có nhiều lý do, nhưng không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn các đại biểu phải thể hiện tinh thần trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ là “đại biểu” của Tăng Ni địa phương, của các ban chuyên môn đi tham dự đại hội toàn quốc.

Pháp Đăng ghi

Bài liên quan: Cần có cách làm hiệu quả || Củng cố và điều chỉnh đồng bộ || Kỳ vọng về sự kỷ cương và nhân sự trẻ hóa phù hợp ||

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày