Cà Mau đã có ngày tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VIII (2022-2027)

Đoàn công tác Trung ương GHPGVN làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau năm 2020 - Ảnh tư liệu
Đoàn công tác Trung ương GHPGVN làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau năm 2020 - Ảnh tư liệu
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nguồn tin của Báo Giác Ngộ, hôm nay 4-10, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ký Công văn 476/CV/HĐTS-VP2 thống nhất về nguyên tắc cho phép Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau tiến hành tổ chức Đại hội Phật giáo tỉnh nhà.

Theo đó, Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Cà Mau lần thứ VIII (2022-2027) dự kiến tổ chức vào ngày 7 và 8-10-2022 (12 và 13-Nhâm Dần) tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Cà Mau (số 1 đường Lê Duẩn, P.1, TP.Cà Mau).

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2022-2027 cũng đã cơ bản thống nhất về việc thành phần nhân sự được giới thiệu tham gia Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2022-2027, tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ban Chỉ đạo công tác Đại hội đề nghị “tạm thời không giới thiệu chức danh Phó ban Thường trực và Chánh Thư ký Ban Trị sự tại đại hội.

Công văn số 476/CV/HĐTS-VP2 cũng cho biết vấn đề này sẽ được giải quyết sau Đại hội. Theo đó, vào thời điểm thích hợp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN sẽ có cuộc họp với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau và lãnh đạo tỉnh Cà Mau để thống nhất, bổ sung 2 chức danh trên.

Cà Mau là một trong 4 tỉnh gặp khó khăn liên quan tới việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027. Cho đến nay, khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được tháo gỡ và đã tổ chức đại hội tốt đẹp. Nay thêm tỉnh Cà Mau được chấp thuận và có thời gian tổ chức vào nửa đầu tháng 10-2022 này.

Hiện chỉ còn 2 tỉnh vẫn chưa được Trung ương GHPGVN chấp thuận về việc tổ chức đại hội, đó là Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày