Chàng trai 9X ở miền Tây "biến" lá cây bồ-đề thành tranh Đức Phật

Duy Khánh cùng những tác phẩm làm từ chất liệu lá bồ đề
Duy Khánh cùng những tác phẩm làm từ chất liệu lá bồ đề
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đặng Duy Khánh (25 tuổi, ở Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) lại chọn khởi nghiệp bằng công việc làm tranh nghệ thuật từ lá cây bồ-đề. 

Khánh chia sẻ, bản thân là một Phật tử, khi cùng cha mẹ đi lễ chùa, anh có niềm yêu thích đặc biệt đối với cây bồ-đề.

“Cây bồ-đề là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo. Bên cạnh giá trị tâm linh, lá cây đẹp và bền nên tôi chọn làm tranh về chủ đề Phật giáo, để các Phật tử khi đến Sóc Trăng có món quà lưu niệm mang tính tâm linh và nghệ thuật”, Khánh chia sẻ.

Thời gian đầu làm tranh, Khánh gặp nhiều khó khăn do không chuyên về mỹ thuật. Vì vậy, anh phải mày mò nghiên cứu, lên ý tưởng và sơ chế nguyên liệu từ lá bồ đề.

Đến tháng 6-2020, Khánh cho ra đời những bức tranh vô cùng đẹp mắt. Tranh anh làm chủ yếu về Đức Phật Thích Ca, thư pháp, hoa, cây bồ-đề, bướm…

Tranh về Đức Phật Thích Ca
Tranh về Đức Phật Thích Ca

Theo lời Khánh, làm tranh lá bồ-đề phải trải qua nhiều công đoạn vô cùng phức tạp như: Chọn lá già đủ độ dày, đẹp; tách chất diệp lục ra khỏi xương lá; dùng bàn chải vệ sinh lá thật sạch, tạo hình.

“Tất cả các khâu đều có độ khó như nhau. Việc xử lý tách diệp lục để ra chất liệu xương lá trắng làm tranh phải mất gần 2 tháng. Dòng tranh này hiện có 2 màu chủ đạo là trắng và vàng. Riêng màu vàng được tôi xử lý nhuộm bằng các loại màu thiên nhiên từ rau, củ, quả”, Khánh cho biết.

Lá bồ đề được xử lý loại bỏ chất diệp lục để làm tranh
Lá bồ đề được xử lý loại bỏ chất diệp lục để làm tranh

Tùy vào kích thước bức tranh mà Khánh sử dụng từ vài chục đến hàng trăm lá bồ-đề. Đối với bức tranh cây bồ-đề có thêm vỏ cây để đính ghép làm thân; phần lá dùng xương lá bồ-đề trắng.

Với tranh hình Phật và thư pháp, anh sử dụng lụa để quét hình lên khuôn. Để hoàn chỉnh một bức tranh, Khánh mất từ vài ngày đến vài tuần. Với giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng/bức tranh, nhờ đó Khánh có thu nhập ổn định từ công việc này.

Niềm yêu thích, đam mê sáng tạo bước đầu đã giúp Khánh thành công. Hiện, tranh của Khánh được nhiều khách hàng biết đến, tìm mua. Khánh cũng đã mở thêm cơ sở ở TP.Sóc Trăng để đáp ứng nhu cầu của người mua.

Một sản phẩm làm từ hàng trăm lá bồ đề của 9X miền Tây
Một sản phẩm làm từ hàng trăm lá bồ đề của 9X miền Tây

“Tranh có ý nghĩa mang lại bình an, may mắn khi tặng bạn bè, người thân nên được tìm mua nhiều”, Khánh cho biết.

Duy Khánh cho biết, sắp tới, anh sẽ nghiên cứu thêm các màu sắc từ thiên nhiên nhằm đa dạng thêm nhiều màu tranh.

Đặc biệt, Khánh dự định đưa ra thị trường các dòng tranh nghệ thuật sử dụng lá cây đặc trưng ở miền Tây và tập trung chủ đề phong cảnh, chân dung…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.

Thông tin hàng ngày