Cháy chùa thiêng Tây Tạng ngàn năm tuổi trong ngày Tết

Vụ hỏa hoạn tại chùa Jokhang (Đại Chiêu) ở Lhasa, một trong những điểm linh thiêng và nhạy cảm nhất tại khu vực tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, đã được xác nhận nhưng thông tin và hình ảnh chính thức dường như vẫn bị kiểm duyệt.

dai chieu.jpg
Đại danh lam Đại Chiêu chìm trong biển lửa

Theo Tân Hoa Xã, ngọn lửa bùng phát vào khoảng 18g40 ngày 17-2, giờ địa phương, và đã nhanh chóng được dập tắt sau đó. 

Không có thương vong nào được ghi nhận và truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin là di tích lịch sử này không bị hư hại nặng.

Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một phần ngôi chùa hơn ngàn năm tuổi chìm trong khói lửa. Vụ hỏa hoạn xảy ra khi người dân Tây Tạng đang đón mừng năm mới Losar.

Tuy nhiên đài BBC cho biết Bắc Kinh đã ngăn phát tán các hình ảnh đám cháy. Báo Guardian dẫn lời các chuyên gia phương Tây lo ngại ngôi chùa thiêng có thể bị hư hại nặng hơn truyền thông đưa tin.

Theo chuyên gia người Anh Robert Barnett, bốn giờ sau khi ngọn lửa bùng phát vẫn không có thông tin gì trên truyền thông dù có thể nhìn thấy ngọn lửa từ cách xa nhiều km.

"Tôi mong ngọn lửa không quá nghiêm trọng và các toà nhà cũ kỹ không bị hư hại quá nhiều. Đối với người Tây Tạng, Jokhang là nơi linh thiêng nhất của các thánh địa" - nhà văn Tây Tạng Tsering Woeser nói.

Chùa Jokhang được xây dựng từ thế kỷ thứ bảy và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Nơi đây lưu giữ nhiều di sản văn hoá vô cùng quý giá.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày