Chư Ni Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ tổ chức khóa tu “Sống chung tu học” lần thứ 15

Chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ khai mạc khóa tu "Sống chung tu học"
Chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ khai mạc khóa tu "Sống chung tu học"
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 12-10, chư Ni Giáo đoàn III - Hệ phái Khất sĩ đã khai mạc khóa tu “Sống chung tu học” lần thứ 15 tại tịnh xá Ngọc Túc (xã Cư An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai).
Chư tôn đức chứng minh buổi lễ

Chư tôn đức chứng minh buổi lễ

Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Giác Trí, Tri sự phó kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Giáo đoàn III; Thượng tọa Giác Hoàng, Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni Giáo đoàn III; Ni trưởng Hiệp Liên, Trưởng ban Quản sự Ni giới Giáo đoàn III; Ni trưởng Đền Liên, Phó ban Quản sự Ni giới Giáo đoàn III; Ni trưởng Cảnh Liên, Phó ban Quản sự Ni giới Giáo đoàn III, trụ trì tịnh xá Ngọc Túc cùng chư Tăng Ni trực thuộc Giáo đoàn III,...

Ni trưởng Cảnh Liên tác bạch

Ni trưởng Cảnh Liên tác bạch

Tại buổi lễ, Ni trưởng Cảnh Liên đã đại diện Ban Tổ chức tác bạch thỉnh nguyện tổ chức khóa tu. Qua đó, Ni trưởng cũng tán thán tinh thần tu học của chư Ni về tham dự khóa tu cũng như tấm lòng tịnh tín của các Phật tử hỗ trợ khóa tu.

Quang cảnh buổi lễ

Quang cảnh buổi lễ

Được biết, thời khóa tu học bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 21 giờ 30, gồm: thiền tọa, thiền hành, tụng kinh, sám hối - soi sáng lỗi cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm tu học. Trong khóa tu này, Ban Giáo dục Tăng Ni Giáo đoàn III gợi ý đề tài để chư Ni trình bày là “Ước mơ về một Ni giới Phật giáo Khất sĩ”.

Sư cô Phát Liên đại diện cho chư hành giả dâng lời phát nguyện cầu pháp, học pháp, hành pháp để làm hành trang cho tự thân trên con đường trở về bến giác.

Hòa thượng Giác Trí ban đạo từ

Hòa thượng Giác Trí ban đạo từ

Ban đạo từ, Hòa thượng Giác Trí nhấn mạnh, nhờ sống chung tu học, mỗi người sẽ có thêm động lực để tinh tấn, có cơ hội quán chiếu và tu dưỡng thân hành, khẩu hành, ý hành nhằm hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày