Tấm đá ghi là di tích nhưng thực tế chùa chưa nhận được Bằng di tích...
Còn tấm biển bằng đá rửa có ghi: Nhân một năm ngày mất của cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước nổi tiếng (ngày 13 tháng 3 năm 1927). Đông đảo thanh niên, trí thức, học sinh, công chức, thân sĩ đại biểu có tư tưởng cách mạng ở Nha Trang và các huyện đã dự lễ rất trọng thể để ca ngợi công đức của Cụ, kêu gọi đồng bào đoàn kết yêu nước.
Cũng theo HT.Thích Quảng Thiện, sự kiện này như một minh chứng về lòng yêu nước của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, đã hơn 25 năm trôi qua, đại diện của ngành văn hóa địa phương chỉ giao cho nhà chùa 2 tấm biển bằng đá kể trên, mà chưa có Bằng công nhận di tích lịch sử do Bộ Văn hóa cấp.
Chùa Hội Phước rất mong được các cơ quan chức năng xem xét, kiểm tra lại và giúp nhà chùa hoàn chỉnh hồ sơ sự việc này, nếu đã có Bằng công nhận di tích lịch sử của cấp có thẩm quyền, nhà chùa sẽ rất trân trọng đón nhận và sẽ đặt tại vị trí trang trọng nhất trong chùa, HT.Quảng Thiện bày tỏ.
Nội dung bia đá được chùa cất giữ do ngành Văn hóa địa phương trao cách đây 26 năm
HT.Thích Quảng Thiện bên tấm bảng có ghi lịch sử về các chí sĩ yêu nước
Được biết, chùa Hội Phước được khởi dựng từ năm Canh Thân (1680), lại tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), với sự hiện hữu của ngôi tháp Tổ trên đồi Hoa Sơn (Núi Một).
Đến nay ngôi chùa đã bước sang tuổi thứ 336, vị trụ trì đời thứ 44 hiện nay là HT.Thích Quảng Thiện, đã liên tục có các hoạt động tu bổ, nâng cấp. Qua đó tạo nên ngôi chùa đẹp như ngày nay, được đông đảo các Phật tử thập phương và địa phương thường xuyên đến lễ Phật.
Đây còn là ngôi chùa mà vào năm thứ 15, niên hiệu Bảo Đại, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Hội Phước tự”. Gần đây chùa còn là một trong số chùa đầu tiên có một vị Đại đức phát nguyện ra Trường Sa làm nhiệm vụ Phật sự…
Bài, ảnh: Công Thi