Đề thi tự luận: “Trình bày đại cương giáo lý nhân- quả (Phần đặc tính và hình thái, theo tài liệu Phật học phổ thông, tác giả HT.Thích Thiện Hoa”.
2.248 thí sinh đã hoàn thành phần thi của mình, đa số các thí sinh cho biết đã hoàn thành bài thi tương đối khá.
Tuy nhiên do thí sinh quá đông nên Ban Tổ chức quyết định phần thi tự luận từ 60 phút giảm xuống còn 40 phút, phần thi trắc nghiệm gồm 80 câu trong 40 phút. Sau hội thi, đa số thí sinh cho biết đề thi tương đối khó, nhất là phần tự luận cần có thời gian nhiều hơn thì bài thi sẽ tốt hơn.
Sau đây là một số hình ảnh các thí sinh đang làm bài thi:
Tổng quan phòng thi của thí sinh sáng 24-7
Giám thị ký tên bài thi của thí sinh
HT.Thích Minh Chơn, Trưởng ban Tổ chức thăm các thí sinh tại phòng thi
Các thí sinh làm bài thi
Đề Thi Môn: LUẬN VĂN PHẬT HỌC Thời gian: 30 phút. Thang điểm: 20/20 Đề: TRÌNH BÀY ĐẠI CƯƠNG GIÁO LÝ NHÂN - QUẢ ( Phần Đặc tính và Hình thái) Theo tài liệu Phật Học Phổ Tông. Tác giả: HT. THÍCH THIỆN HOA DÀN BÀI VÀ THANG ĐIỂM I. DẪN NHẬP ( 02 điểm) 1. Vũ trụ vạn hữu ( Hữu tình, vô tình) luôn hình thành và vận hành theo Định luật “Nhân – Duyên – Quả”. Sự vận hành ấy theo duyên tương sinh, tương khắc trong thế giới hiện tượng sinh diệt, trùng trùng duyên khởi ( 1 điểm) 2. Định nghĩa Nhân – Duyên – Quả. ( 1 điểm) · Nhân: Nguyên động lực chính phát khởi · Duyên: Những điều kiện phụ thuộc vào chính nhân tổng hợp để hình thành kết quả. · Quả: Sự hình thành kết quả của nguyên động lực chính, kết quả không phải là sự hình thành cuối cùng. II. NỘI DUNG:
1. Nhân – Duyên – Quả là Định luật trong chân lý Duyên khởi · Chánh nhân duyên: Nguyên động lực chính ( 0,5 điểm) · Sở duyên duyên: Nhiều tác nhân phụ tổng hợp ( 0,5 điểm) · Tăng thượng duyên: Nhiều điều kiện phụ thuộc gia tăng phát triển (0,5 điểm) · Đẳng vô gián duyên: Nhiều sự tổng hợp phát triển không ngừng (0,5 điểm) 2. Độc thân không sinh quả ( tổng hợp không đủ duyên 0,5 điểm) 3. Một nhân có thể sinh nhiều quả ( 01 điểm) 4. Nhân nào quả nấy ( 01 điêm) 5. Trong Nhân có Quả, trong Quả có Nhân ( 01 điểm) 6. Nhân – Duyên – Quả, tương sinh tương khắc tổng hợp liên kết 3 thời ( quá khứ, hiện tại, tương lai). Trên hiện tượng giới · Không kết quả cuối cùng ( trùng trùng duyên khởi) · Quả hiện tại do Nhân quá khứ, cũng là nhân cho Quả tương lai ( 01 điểm) 7. Chính đắc vô sinh ( A – La - Hán) không còn Nhân – Duyên – Quả chi phối ( 01 điểm)
Thể chất: Đặc, lỏng, khí, nhiệt Tinh thần: - Thiện: Chân – Thiện – Tịnh - Bất thiện: Si – Tham – Sân… III. KẾT LUẬN: ( 02 điểm) 1. Luôn nhận thức đúng về Nhân – Duyên – Quả để phát khởi và phát triển Nhân tốt ( Chân – Thiện – Tịnh) làm lợi mình – ích người ( 01 điểm) 2. Tinh tấn tu học để được thành tựu vô sinh pháp nhẫn ( A – La – Hán) không bị ràng buộc ( giải thoát) cho Nhân – Duyên – Quả ( 01 điểm) --- HẾT--- Lưu ý: v Điểm bài luận (17 điểm) v Văn mạch lạc, sáng nghĩa ( 01 điểm) v Trích dẫn, chứng minh ( 01 điểm) v Trình bày trang nhã ( 01 điểm) |