Cố đô Huế ngày cuối năm

GNO - Những ngày cuối năm, trời Huế đang giá lạnh bỗng đẹp lên lạ thường, tiết trời mát mẻ, những buổi sáng sương mù phủ kín làm cho kinh thành Huế mờ ảo trong sương, và những buổi trưa đã có nắng xuân trải vàng khắp nơi nơi. Một bầu không khí Tết thật đẹp, thật xuân khiến cho lòng người cũng vui vẻ và không khí mua sắm chuẩn bị Tết cũng sôi động hẳn lên.

IMG_ 346.jpg

Chợ hoa Tết ở cố đô

Người ta nói rằng những ngày giáp Tết là “Tết của người nghèo”, Tết của những người đến tận những ngày cuối năm vẫn còn tranh thủ kiếm thêm thu nhập để có cái Tết vui hơn. Tết người nghèo cũng là Tết của những người đợi đến ngày 30 Tết mới mua sắm cho mình một vài chậu hoa suc, hoa vạn thọ, hoa nho hay hoa đào, hoa mai...

Không khí đón Tết ở Huế do đó ngày cuối năm nhất là tại các trung tâm như các chợ hoa trước công viên Kỳ đài người người tấp nập, tiếng nói cười tươi vui, tiếng rao bán mặc cả nhanh chưa từng thấy trong phong cách mua bán thường ngày của người Huế.

Huế vốn là xứ của văn hóa “sống chậm” cái gì cũng chầm chậm, đi chậm, nói chậm và mua bán cũng rất chậm. Nhưng, ngày cuối năm tại các trung tâm như chợ Đông Ba, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự... không khí mua mua sắm cũng rất khẩn trương hẳn lên. Hình như mọi người đều ra đường, mọi người cùng một điểm đến là những trung tâm mua sắm mà những con đường lúc nào cũng đông vui.

Phố phường cố đô cũng tươi mới hơn lên sau những ngày giá rét ẩm mốc, những hàng cây cũng đã bắt đầu đâm những chồi xanh non, trên những lề đường và trong các công viên, người ta đã thấy những giỏ hoa được trang hoàng nở rộ rất tươi thắm.

IMG_ 328.jpg

Sắc màu Tết trên các con đường Thành Nội

Tại các con đường trong nội thành, trong những ngôi nhà cổ kính, người ta thấy những chậu hoa cúc hoa mai đã nở rộ và cùng những đóa hoa vườn nhà khoe sắc, những bàn thờ Phật, tổ tiên ông bà thì sạch sẽ trang nghiêm, hoa quả bánh trái hương đèn trang nghiêm, nhà cửa tươm tất để đón giao thừa và đón khách thăm nhà đầu năm mới.

Tại các ngôi chùa Huế, ngày cuối năm cũng đã hoàn tất các công việc như quét dọn cỏ rác sân vườn ngăn nắp sạch sẽ gọn gàng, chùa chiền chánh điện bàn thờ cũng đã hoa trái, hoa chậu, hoa bồn cũng đã khai sắc, nhiều chùa cũng đã cờ xí pano “Mừng xuân Di Lặc”, chờ đón thời khắc giao thừa để cử chuông trống Bát-nhã, thơm ngát hương trầm, mở rộng cửa để Phật tử thập phương đến lễ Phật cầu năm mới an bình hạnh phúc...

GNO giới thiệu chùm ảnh ngày cuối năm do PV Giác Ngộ ở cố đô Huế thực hiện vừa chuyển về toà soạn:

IMG_0326.JPG

Một góc chùa Hải Đức sáng 29 Tết

IMG_2813.JPG

Chợ hoa trước Kỳ đài

IMG_2817.JPG

IMG_27780.jpg

IMG_0342.jpg

Hoa đào phía Bắc cũng có mặt ở cố đô

IMG_2832.JPG

IMG_2834.JPG

Rước hoa Tết về nhà

IMG_2790.JPG

Trước chợ Bến Ngự

IMG_2779.JPG

Điểm sắc xuân trước hiên nhà

IMG_800.JPG

Cảnh nhộn nhịp trước chợ Đông Ba

IMG_2828.JPG

IMG_2841.JPG

Chùa Thiên Minh ngày cận Tết

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày