Cúng dường mùa An cư kiết hạ

Cúng dường mùa An cư kiết hạ

GN - Lễ phẩm cúng dường chư Tăng Ni mùa an cư kiết hạ căn bản theo truyền thống là tứ sự.

HỎI: Tôi không có thời gian để hàng ngày cùng các Phật tử đến chùa cúng dường trong mùa an cư kiết hạ. Vậy nếu buổi chiều đi làm về, tôi đến chùa gửi phẩm vật cúng dường lên chư Tăng mùa an cư kiết hạ có được không? Lễ phẩm cúng dường là những gì thì thích hợp nhất?

(HOA ANH, HoaAnh.Quach@buildingsagency.be)

ĐÁP:

Bạn Hoa Anh thân mến!

Tại các đạo tràng an cư kiết hạ tập trung của chư Tăng Ni, vì chư vị chuyên tâm tu học, hạn chế tối đa sự hướng ngoại nên rất cần sự hộ trì về nhiều phương diện của hàng Phật tử. Vì thế, hàng Phật tử thường chung tay góp sức, kẻ góp của người góp công, tùy theo năng lực và hoàn cảnh của mình mà tận lực ủng hộ đạo tràng an cư để vun bồi phước đức.

Những Phật tử nào không có thời gian đến các đạo tràng an cư hàng ngày như một số vị cư sĩ vừa làm công quả vừa theo đại chúng tu tập, thì cũng nên tranh thủ thời gian đến thăm và phát tâm cúng dường hộ trì Tam bảo. Lễ phẩm cúng dường chư Tăng Ni mùa an cư kiết hạ căn bản theo truyền thống là tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc thang, chỗ ở).

Để cho thiết thực hơn, bạn có thể liên hệ với Ban Chức sự trường hạ để biết những gì chư Tăng Ni an cư đang còn thiếu nhằm đáp ứng chính xác và kịp thời như gạo, nước, mùng, mền, thuốc chữa bệnh v.v… Ngoài ra, nếu không có thời gian thì bạn có thể phát tâm cúng dường trường hạ bằng hiện kim (tiền mặt) cho tiện lợi. Chư Tăng Ni sẽ tùy duyên thọ nhận các lễ phẩm cúng dường và hồi hướng phước đức cho bạn.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày