Hóa giải cộng nghiệp sát hại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi là Phật tử, hiện là nhân viên văn phòng cho một công ty cung cấp thực phẩm chuyên giết mổ gia súc. Dù không trực tiếp sát sinh nhưng tôi biết tiền lương hàng tháng của mình có liên quan mật thiết đến lợi nhuận từ việc sát hại sinh vật. Trong hoàn cảnh hiện nay, tìm được một việc làm có thu nhập ổn định rất khó nhưng khi nghĩ đến cộng nghiệp sát sinh thì lo sợ. Vậy tôi phải làm thế nào? Có nên đi tìm chỗ làm việc khác không?

(LINH LAN, lannguyen…@gmail.com)

Bạn Linh Lan thân mến!

Cộng nghiệp là nghiệp chung của một nhóm người. Đời sống cá nhân và xã hội là mối quan hệ giữa biệt nghiệp với cộng nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Nói riêng về nghiệp sát sinh, biệt nghiệp thì mỗi cá nhân có thể tránh được một hay nhiều phần, còn cộng nghiệp thì khó ai tránh khỏi, kể cả những người ăn chay và sống hiền thiện. Đơn cử như trong mỗi hạt gạo, lá rau mà ta ăn hàng ngày đều không hoàn toàn thanh tịnh mà có bóng dáng của sát sinh hại vật.

Trong nỗ lực cá nhân, việc tránh bớt cộng nghiệp sát sinh vẫn có thể làm được nếu hội đủ nhân duyên. Không đơn giản rằng, chỉ cần thay đổi chỗ làm việc là ta có thể tránh được cộng nghiệp xấu này. Bởi lẽ khi thất nghiệp hay chỗ làm mới có thu nhập thấp hơn lại là tiền đề cho những biệt nghiệp hay cộng nghiệp xấu khác sinh khởi. Do vậy, vấn đề tìm một việc làm mới sẽ phù hợp khi thu nhập và các điều kiện sống vẫn ổn định. Nếu chưa hội đủ những điều kiện này thì hãy chờ đợi đến lúc thuận duyên.

Cần suy ngẫm để thấy rõ các phương diện của biệt nghiệp và cộng nghiệp xấu ác rất nhiều. Đó là 10 bất thiện nghiệp của thân (sát sinh, trộm cướp, tà hạnh), miệng (nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói dua nịnh), ý (tham lam, sân hận, si mê). Không một ai sống ở đời mà thoát khỏi chi phối, ảnh hưởng của 10 loại nghiệp ác này. Bạn làm việc trong môi trường nặng về nghiệp sát sinh và hại vật, người khác thì làm việc trong môi trường nặng về gian tham và trộm cắp, người khác nữa thì làm việc trong môi trường nặng về tranh giành, đấu đá và thị phi v.v… Chẳng có nơi đâu trong sạch, thanh tịnh hoàn toàn. Nhà Phật nói cõi Ta-bà uế trược chính là ý này.

Thấy rõ như vậy rồi, việc đầu tiên là chấp nhận cộng nghiệp hiện tại của mình. Kế nữa, cố gắng hết sức để giảm thiểu việc gây thêm những nghiệp xấu về các phương diện khác, đồng thời nỗ lực vun bồi phước báo và thiện nghiệp trong khả năng để cân bằng tổng nghiệp của mình. Đây chính là mấu chốt của vấn đề chuyển hóa nghiệp. Nhân quả-nghiệp báo thiện ác tuy minh bạch rõ ràng nhưng có tính bù trừ, bồi đắp lẫn nhau. Dù bạn đang có cộng nghiệp sát sinh nhưng nếu biết thực hành quy y Tam bảo, giữ giới, hành thiền, tụng kinh, lễ bái, phục vụ, hoan hỷ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, trí tuệ… thì phước đức vẫn được bảo tồn giúp đời sống của bạn được an ổn.

Vì mỗi người mỗi nghiệp, nghề nào cũng có cộng nghiệp nên khi gặp môi trường có cộng nghiệp xấu, nếu đủ duyên thì thay đổi, trong trường hợp chưa đủ duyên để thay đổi thì cứ làm việc bình thường. Hiểu được tính chất của biệt nghiệp và cộng nghiệp thì biết cách linh động tùy duyên để chuyển nghiệp. Nghiệp ở phương diện này chưa làm tốt thì cố gắng tạo nhiều nghiệp thiện ở các phương diện khác để bù trừ. Cái cần thay đổi trước là tư duy đúng đắn để thích ứng linh hoạt với mọi hoàn cảnh mà vẫn bảo tồn và phát triển thiện nghiệp của mình.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn giáo phẩm Trung ương GHPGVN viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh - Ảnh: Quảng Đạo

Trung ương Giáo hội viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

GNO - Sáng 6-11, chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, các Ban, Viện T.Ư, Văn phòng II T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đến tổ đình Phật Bửu (Q.3) viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024) - Ảnh: Đăng Huy

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024)

GNO - Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.

Thông tin hàng ngày