Đêm cầu quốc thái dân an, tri ân tại chùa Bái Đính

GNO - Hướng tới kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2019), BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình, BTC khóa tu mùa hè Về Nguồn đã tổ chức lễ cầu quốc thái dân an - thắp nến tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại chùa Bái Đính vào tối 18-7.

1.jpg

Chương trình nhằm ôn lại lịch sử hào hùng dựng nước giữ nước của dân tộc, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân, tiếp tục khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử trong các thế hệ tương lai và mai sau, đồng thời khẳng định thông điệp: Tri ân và báo ân, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn  là một trong những đạo lý cơ bản của người con Phật.

2.jpg

Chương trình có sự hiện diện và chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) GHPGVN; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS; Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình; Thượng tọa Thích Thanh Tình, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; Thượng tọa Thích Minh Quang, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Phật giáo tỉnh Ninh Bình, phó trụ trì chùa Bái Đính, trưởng BTC khóa tu Về nguồn.

Về phía đại biểu, có sự tham dự của ông Nguyễn Thế Kỷ - Uỷ viên T.Ư Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói VN; Đại tá Phạm Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình cùng các lãnh đạo đại diện cho sở, ban ngành của tỉnh, đại diện cho HĐND-UBND-UBMTTQVN tỉnh, các gia đình liệt sĩ, các gia đình thương bệnh binh cùng tham dự.

3.jpg

Chương trình được mở đầu với các tiết mục văn nghệ ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của các anh hùng, liệt sĩ. Trong ảnh là tiết mục phối hợp giữa kịch, múa và hát mang tên “Vết chân tròn trên cát” do các em khóa sinh khóa tu mùa hè thực hiện.

4.jpg

Hơn 200 chư tôn đức Tăng Ni tham dự chương trình cùng niệm Phật cầu gia bị

5.jpg

Thượng tọa Thích Minh Quang chủ trì nghi thức thỉnh chuông, dâng hương, tụng chú. Trước đó, trong phần diễn văn khai mạc, Thượng tọa đã chia sẻ: “Lễ hội hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an là một nghi thức quốc gia có từ thời Lý, do đích thân nhà vua chủ trì. Thời ấy có tên gọi là lễ hội đèn Quảng chiếu, đã đưa ánh sáng Phật pháp đến khắp muôn nơi, nhằm tôn vinh hình ảnh an lạc, thanh bình, thịnh trị của quốc gia và dân tộc. Tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy của tổ tiên, trong giờ phút trang nghiêm, trọng thể này chúng ta hoan hỷ cung đón nguồn ánh sáng tâm linh tràn đầy từ bi, trí tuệ để sống trọn vẹn lòng mình với quê hương đất nước và Phật pháp”.

6.jpg

Theo Thượng tọa, trong kinh “Tăng Chi bộ”, Đức Phật dạy rằng: có 4 loại ánh sáng rực rỡ: Ánh sáng rực rỡ của mặt trăng, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng rực rỡ của lửa, ánh sáng rực rỡ của trí tuệ.  Thế  giới đang còn hiện hữu những xung đột về bạo động, chiến tranh, môi trường đang từng ngày bị hủy hoại, không ít người đang lâm vào cảnh nghèo đói, bệnh tật, trẻ em không được học hành.  Xin hãy cùng nguyện cầu sự bình an, vô hại đến với mọi loài. Để người người cùng khởi lên sự thanh tịnh, bình đẳng, đối xử tử tế với nhau.

7.jpg

Hơn 1.300 em khóa sinh thực hiện phát nguyện hoa đăng. Từ lễ đài trang nghiêm rực sáng, với muôn lòng hòa hợp,  các em cùng cầu nguyện ánh sáng  từ quang, ánh sáng trí tuệ soi chiếu khắp muôn nơi để thế giới được hòa bình, xứ sở non sông nước Việt được ngày một thanh bình, thịnh vượng, và ánh sáng từ bi trí tuệ  luôn lan tỏa.

8.jpg

Chương trình khép lại với nghi thức dâng hoa của hơn 1.300 khóa sinh.

9.jpg

Trước đó vào buổi chiều, hơn 200 khóa sinh đại diện cho khóa tu Về nguồn lần thứ 7 đã cùng nhau đến quét dọn, cọ rửa các sân rêu để làm sạch khuôn viên khu vực tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình). Các khu vực cây xanh cũng được nhổ cỏ.

10.jpg

Rất nhiều em bày tỏ đây là lần đầu tiên mình có cơ hội tham gia công việc ở một nơi ý nghĩa như thế này. Đây là ý tưởng do các em tự đề xuất với Ban tổ chức khóa tu sau khi được nghe quý thầy giảng về chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”, và mỗi con người trong cuộc sống luôn luôn phải biết làm ơn và đền ơn. Bạn Phạm Hồng Ngọc (18 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ sau chương trình: “Dù cuộc sống của những người trẻ bây giờ đều có những khó khăn riêng, những áp lực và mệt mỏi riêng, nhưng so với thời chiến tranh thì em thấy những người trẻ ngày nay vẫn may mắn và hạnh phúc hơn nhiều.Vậy nên từ những hoạt động trải nghiệm ý nghĩa này, em càng thấy mình cần trân trọng những gì mình đang có, gắng học tốt để cùng cha anh góp phần xây dựng đất nước”.

du phong 2.jpg

du phong 1.jpg
May mắn vì thừa hưởng được giá trị của tiền nhân để lại...

Lương Đình Khoa
- Ảnh: Vũ Thái

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày