Đoàn hát Bông Sen đồng hành với người nghèo

Giác Ngộ - Đoàn gồm có 12 thành viên được thành lập từ hơn 3 năm nay bao gồm những nghệ sĩ có tên tuổi của nhiều đoàn hát ở các tỉnh, thành và Quân khu 7. Họ còn là những Phật tử có cùng chí hướng và tinh thần thiện nguyện phục vụ công chúng.

Vì thế, những chuyến đi biểu diễn vùng sâu, dù chi phí hỗ trợ có hạn hẹp nhưng đoàn cũng cố gắng đi để hát, để ca ngợi giáo lý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tính chất hoằng pháp của đạo Phật trong lịch sử và mối quan hệ trong cuộc sống hiện tại.

DSCF2497.JPG

Một tiết mục do Đoàn hát Bông Sen biểu diễn tại Trung tâm Chánh Phú Hòa - Ảnh: M.Hiền

Trưởng đoàn, cô Cao Thị Ánh Xuân (pháp danh Huệ Ngọc) cho biết: “Khi đoàn phát động chương trình, tất cả các thành viên đều dành trọn thời gian về lại đoàn hát để luyện tập và đi phục vụ mặc dù từ chối các “sô” bên ngoài giá rất cao”.

Bởi vì, được hát và phục vụ những người nghèo, bệnh tật bằng những lời ca, tiếng hát về Phật giúp cho anh chị em ở đoàn được an lạc và hạnh phúc trong tâm hồn. Đa số chương trình mà đoàn biểu diễn nhiều tại các chùa chủ yếu diễn các tiết mục tuồng trong các vở như: Mục Liên Thanh Đề, Ánh Đạo Vàng, Tây du ký, Công chúa Diệu Thiện, Lục tổ Huệ Năng... 

Cô Võ Thanh Xuân, diễn viên chính của nhiều tuồng tâm sự, qua các chuyến đi vùng sâu, xa thấy bà con ở huyện Mộc Hóa, Đức Hòa (Long An) và An Giang nửa đêm chèo thuyền đi xem lòng cô cảm động lắm nên dù hát nhiều có mệt nhưng cô rất vui. Hay thấy hoàn cảnh vất vả của nhiều vị thầy ở Bà Rịa-Vũng Tàu nuôi trẻ mồ côi do nhiều gia đình vứt bỏ nên sau khi đi hát ở các chùa về cô thường vận động nhà hảo tâm quyên góp mì gói, quần áo cũ… để trở lại nơi đó chia sẻ.

Với một trái tim luôn hướng về những mảnh đời bất hạnh, lắm khó khăn, Đoàn hát Bông Sen Sài Gòn đã gieo nhiều hạt giống tốt ở nhiều chùa chiền vùng sâu, vùng xa khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Để các tiết mục ngày càng hay hơn và có chiều sâu về Phật pháp, đoàn còn có sự trợ duyên và hướng dẫn, cố vấn nội dung của ĐĐ.Thích Giác Thế (chùa Ngọc Huy, quận 7) và ĐĐ.Thích Quang Tánh (chùa Long Vân, quận Bình Thạnh).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày