Đón giao thừa với má

GN - Nhà có hai má con mà con trai lại rời quê đi làm xa, cách má cả ngàn cây số, năm có về thăm má vài ba lần nhưng lần về thích nhứt, háo hức nhứt vẫn là Tết. Nhớ thuở còn sinh viên, làm thêm này kia, con trai bỏ ống heo, ghi bên ngoài là “quỹ về với má”, vì thế mà chắt chiu dành dụm để cuối năm khui ra và mua vé xe, chờ ngày về.

cung-giao-thua.jpg


Cúng giao thừa - Ảnh: Thái Lộc

Về với má những ngày Tết để cùng má cắt bờ rào chè tàu, tỉa lại nhánh mai nơi góc vườn được má lặt lá từ độ rằm tháng Chạp. Nhớ hồi ngoại còn sống, Tết, ngoại hay ra góc vườn đó, cắt một nhánh mai, rồi bỏ vào bình chưng cho tới khi mai ra lộc xanh biếc mới bỏ. Bây giờ hiểu cắt mai như vậy… chắc cây đau lắm, nếu ngoại còn sẽ kêu đừng cắt, để mai tự nhiên khoe sắc với mùa xuân.

Về đón Tết cùng má, để nghe má kể Tết hồi xưa khổ thế nào, nhiều khi chẳng có chi ăn, nhứt là những năm tám mấy, má nói “khổ thôi rồi”. Đó là thời bao cấp!

Rồi hai má con sẽ lục tục sắp lại những chậu sống đời, vạn thọ má trồng ươm vàng hương sắc, chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy Tết ngập lòng. 

Chiều ba mươi, công việc má hay làm từ hồi còn ngoại đó là bày mâm cúng “ngoài”, má thỉnh chuông gia trì, rồi mời “quý vị” còn vất vưởng đâu đó về “ăn Tết”, rồi thầm thì bảo “ráng niệm Phật nghen”. Má nói như thể nói với người thân của mình, vì theo má, đó là kết thiện duyên trên bước đường tu.

Thích nhứt là đón giao thừa cùng má. Mâm cúng có trái cây, bông và nước trong để ngoài hiên, cho má khấn đất trời trong giờ khắc linh thiêng giao thừa, cầu cho thế giới hòa bình, đất nước được an vui, phát triển. Trước đó, hai má con thỉnh chuông, đối trước Tam bảo dâng lời khấn nguyện: cho con đi mãi trên đường tu học, để biết hiểu thấu, thương sâu người và đời…

Khoảnh khắc thiêng liêng đó trôi qua, hai má con cùng chúc nhau những điều lành, trao bao đỏ với niềm hoan hỷ. Chính vì thế, có những năm vì lý do này kia không về được, đêm giao thừa gọi cho má, nghe má kể mới cúng Phật xong, chúc qua điện thoại, giọng cũng hoan hỷ nhưng trong lòng thật sự rưng rưng…

An Lạc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì buổi họp của Ban Thường trực nhằm rà soát các công tác chuẩn bị cung rước Xá-lợi Đức Phật và Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức

Ban Thường trực Ban Trị sự TP.HCM họp rà soát chuẩn bị cung rước Xá-lợi Đức Phật, Bồ-tát Thích Quảng Đức

GNO - Sáng nay, 28-4, tại Trụ sở Việt Nam Quốc Tự, chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã họp rà soát các công tác chuẩn bị tổ chức cung rước, tôn trí Xá-lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức và Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2569 của GHPGVN TP.HCM.
Lễ đài tư gia Phật tử tại hẻm 113 đường Trần Văn Đang, TP.HCM

Lễ đài Phật đản tại tư gia Phật tử hân hoan Kính mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Chiều 27-4, dưới sự hướng dẫn của chư Tăng thiền viện Phước Sơn, Phật tử quanh hẻm 113/48 Trần Văn Đang, Q.3, TP.HCM, cùng ngồi yên tọa thiền, lễ Phật, nghe pháp trong buổi lễ an vị Phật nơi lễ đài Phật đản tư gia Phật tử, dâng lên Kính mừng Phật đản, Đại lễ Vesak 2025 tổ chức tại TP.HCM.
Ảnh minh họa

Vía và ngày vía

GNO - Hiện nay, chữ vía được dùng khá nhiều trong đời sống với những ngữ cảnh khác nhau như trộm vía, xin vía. Đạo Phật có ngày vía Phật, Bồ-tát; trong tín ngưỡng dân gian cũng có vía Thánh, Thần (vía Thần Tài chẳng hạn). Tôi muốn biết vía có nghĩa căn bản là gì? Giáo lý đạo Phật có đề cập đến vía không?

Thông tin hàng ngày