Đức Dalai Lama tham dự hội thảo về y học

"Tình thương là điều rất quan trọng"
"Tình thương là điều rất quan trọng"

GN - Vào ngày 28-2, Đức Dalai Lama đã tham dự Hội thảo thường niên lần thứ 39 của Hiệp hội Y tế cộng đồng và phòng bệnh của Ấn Độ (Indian Association of Preventive and Social Medicine - IAPSM), nơi quy tụ nhiều giáo sư, chuyên gia y tế của Ấn Độ và Nepal tại Đại học Y khoa Dr Rajendra Prasad của chính phủ.

Trong lời phát biểu chào mừng quý vị đại biểu, Hiệu trưởng Đại học Y khoa, ông Anil Chauhan bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên IAPSM được tổ chức tại bang Himachal Pradesh, và chúng tôi cảm thấy vô cùng diễm phúc với sự hiện diện của ngài Dalai Lama”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Đức Dalai Lama kêu gọi các bác sĩ hãy làm việc không phải chỉ để lãnh lương, mà hãy làm việc với sự thận trọng, lòng thương yêu và sự chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân. Ngài nói: “Đừng làm việc như một cái máy. Hãy điều trị bệnh nhân với tất cả sự cẩn trọng và trái tim nồng hậu. Tình thương rất là quan trọng”. Ngài nói thêm: “Không có truyền thống tôn giáo nào truyền bá bạo lực, thù hận, dối trá và tham nhũng cả. Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm túc truyền thống tôn giáo của chúng ta thì sẽ không còn đất cho tham nhũng và bạo lực tồn tại”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày