Giả danh tu sĩ đi lừa để trục lợi có dấu hiệu phạm tội ?

Giác Ngộ - Từ nhiều năm trở lại đây hiện tượng một số tổ chức, cá nhân riêng lẻ mạo danh các vị tu sĩ Tăng – Ni để đi “quyên góp” tiền xây dựng chùa và khất thực phi pháp đã trở thành vấn nạn; gây ngộ nhận cho không ít quần chúng nhân dân.

Cũng quần chùng, áo dài, cũng đãy khoác vai, bình bát, cũng y phục quấn quanh người… như bất cứ vị Tu sĩ Tăng – Ni của đạo Phật chỉ có điều động cơ của hầu hết các đối tượng đều phi pháp, lợi dụng lòng tin của người mến mộ đạo Phật nhằm dễ dàng “quyên góp” được tài sản vật chất, tiền, vàng, bạc…

wwwk.jpg

Bút tích vị "sư" giả

 Đối tượng giả danh các vị tu sĩ để lừa đảo dưới hình thức quyện góp, vận động này  thường nhằm vào các chùa hoặc nơi tụ tập quần chúng nhân dân đông đảo như chợ búa, cơ quan và những hộ gia đình cá thể…. Để đóng giả giống như thật, dễ dàng qua mắt được người đi đường, những Phật tử và ngay cả các vị Tu sĩ; lực lượng sư giả, sư Ta Bà này cũng sắm đầy đủ phục trang và phụ kiện hình thức bên ngoài giống hệt các vị Tăng – Ni thật.

Ngày 22-3 vừa qua, một vị sư Tăng mặc trang phục màu nâu, tay cắp cặp da đen loại có nhiều ngăn ung dung bước vào một ngôi chùa thuộc địa bàn quận Gò Vấp xin được gặp vị trụ trì chùa. Tại thời điểm này; chùa có đạo tràng Pháp Hoa tụng kinh, thấy vậy một Phật tử liền nhanh chân đi thưa chuyện với Ni sư trụ trì. Đã thành lệ bất cứ khách quen hay lạ nào nếu muốn gặp Ni sư trụ trì đều có điện thoại trước, thấy khách lạ Ni sư nhã nhặn chối từ và dặn cô Phật tử nếu vị khách Tăng kia muốn gặp thì xin để lại lời nhắn. Ban đầu, vị khách Tăng tự giới thiệu là Thích Thông Trí, trụ trì chùa Linh Sơn, Gio Linh, Quảng Trị… đến quyên góp tiền để xây dựng chùa vì trước đó chùa bị lũ lụt cần sửa sang, tu bổ…Có một Phật tử thường xuyên sang chùa làm công quả liền nói: “ ủa lần trước Thầy đến quyên góp xây chùa rồi mà ..thấy vậy vị khách Tăng nọ liền lảng tránh và nói : “:ần này Thầy đến đây để xin kinh sách cho chùa…”. Kín đáo quan sát cô Phật tử liền nói : “Thầy trụ trì con đi vắng rồi, nếu Thầy có việc gì thì cứ ghi vào giấy, tụi con về sẽ thưa chuyện lại với Ni sư…”. Thoáng chút lưỡng lự nhưng vị khách Tăng vẫn ghi lại vào giấy với đầy đủ pháp danh, số điện thoại di động và những danh mục kinh sách muốn thỉnh để tụng đọc chứ không ghi số điện thoại bàn vì theo Thầy do bị lũ lụt, mưa bão từ lần trước nên đường dây điện thoại bàn đã bị đứt chưa nối lại…?. Khi chúng tôi muốn ngỏ ý cúng dường Kinh sách và liên lạc thì vị Tăng nọ kêu chúng tôi ; “ mang Kinh sách ra bến xe vì Thầy đang ở Thủ Đức, khi khác vị Tăng nọ lại nói Thầy đang ở quận 8, bà cô của Thầy đau nặng Thầy chưa về được …”

Theo số điện thoại, danh tánh ghi lại trên giấy chúng tôi liền liên lạc với một vài người quen ngoài Quảng Trị để kiểm chứng tính xác thực của thông tin này nhưng mọi người đều nói chùa Linh Sơn không có ai là Thầy Thông Trí. Để khẳng định chắc chắn và có cơ sở kết luận vị Sư kia là giả chúng tôi đã nhờ tổng đài 0531080. Sau khi điện thoại đến số 0533861800 - văn phòng tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị, chúng tôi ngỡ ngàng hơn khi biết đích xác vị Sư kia là hoàn toàn giả mạo. Trụ trì đương nhiệm là Đại đức Thích Huệ Nhẫn tự Không Nghiệm là một vị Tăng đã tốt nghiệp khóa 1- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Do có năng lực và trình độ nên sau khi tốt nghiệp Đại đức đã ở lại làm việc tại văn phòng của Học viện, năm 2009 Đại đức chính thức làm lễ bổ nhiệm trụ trì chùa Linh Sơn – Gio Linh – Quảng Trị trong niềm hân hoan của toàn thể chính quyền và nhân dân, tín đồ Phật tử. Bác Diệu người trực tiếp làm việc ở văn phòng còn căn dặn chúng tôi nếu thấy vị Tăng đó quay lại thì phải lập tức báo công an và tịch thu hết các giấy tờ của họ để họ không có cơ hội đi lừa đảo mọi người. Theo số điện thoại của Văn phòng tỉnh hội cung cấp chúng tôi đã điện đến số 0974….. cho Đại đức  trụ trì chùa Linh Sơn, Đại đức Thích Huệ Nhẫn cho biết chùa toàn chúng nhỏ, không có ai là Thông Trí, cũng không kêu ai đi hóa duyên để xây chùa hay xin kinh sách.. Qúa bức xúc trước hành động dám giả danh một vị trụ trì uy tín để trục lợi chúng tôi liền viết lại câu chuyện này lên báo để thông tri cho toàn thể quý Tăng – Ni cũng như Phật tử tín đồ chúng ta hãy cảnh giác với chiêu lừa này của các vị Sư Ta Bà, sư giả đang xuất hiện ngày một nhiều trên các đường phố tại Hồ Chí Minh hiện nay.

Qua sự việc trên cho thấy; đối tượng giả danh biểu hiện rất tinh vi, liều lĩnh… lừa cả các vị Tăng – Ni thật. … thường những người tinh ý thì có thể nhận ra Sư giả, sư thật nhưng đa phần đều khó phán đoán, xác định.Vì thế, trong các trường hợp cảm thấy nghi ngờ, quý vị trụ trì cùng các tín đồ Phật tử cần phải khéo léo giữ đối tượng "giới thiệu là Sư", sau đó yêu cầu đối tượng cho kiểm tra giấy chứng nhận Tăng - Ni…, chứng điệp thọ giới, giấy cấp phép xây dựng, sửa chữa chùa. Bởi theo tâm lý thông thường, khi việc kiếm tiền quá thuận lợi và dễ dàng, đối tượng giả danh Tăng – Ni sẽ tiếp tục dấn sâu vào con đường phạm tội, thực hiện hàng loạt các phi vụ với thủ đoạn tương tự nhau. Có sắp xếp, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo nên chúng dễ dàng qua mắt người dân và cả những Tăng – Ni Phật tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày