GNO - Báo Giác Ngộ số ra tuần này, sẽ là những thông tin về công tác Chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 (nhà báo Huỳnh Diệu thực hiện), mà Việt Nam là nước đăng cai (lần thứ 3). Bên cạnh đó còn có những thông tin đặc sắc về công tác Phật sự trong và ngoài nước được tổng hợp tuần qua, cùng nhiều bài viết sâu lắng…
Bìa Giác Ngộ số 964 - Mỹ thuật: Nhuận Thường
Theo đó, trước thềm Hội nghị sinh hoạt hành chánh Giáo hội sẽ diễn ra vào ngày 10, 11, 12-9 tại Văn phòng Ban Thường trực HĐTS GHPGVN phía Nam (thiền viện Quảng Đức, Q.3, TP.HCM), HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã dành cho báo Giác Ngộ cuộc phỏng vấn liên quan đến nhiều Phật sự của Giáo hội. Hòa thượng cho biết:
“(…) Hội nghị sinh hoạt hành chánh Giáo hội năm 2018 nhằm mục đích triển khai các hoạt động Phật sự của Giáo hội, chủ yếu là triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ 6; Giới thiệu một số điểm mới trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Triển khai Quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2017-2022; Giới thiệu những điểm mới điều chỉnh và bổ sung trong Nội quy Ban Tăng sự T.Ư; Hướng dẫn công tác soạn thảo văn bản hành chánh Giáo hội và một số công tác trọng tâm khác…”
Trong đó, Hòa thượng cũng nhấn mạnh: “Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã chấp thuận về nguyên tắc để GHPGVN đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 16 - năm 2019. GHPGVN sẽ có phiên họp cuối cùng với Ủy ban Tổ chức Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan (ICDV) vào ngày 22, 23-9-2018 tại Bangkok”.
Kính mời bạn đọc đón xem thêm cuộc trao đổi với Hòa thượng trên chuyên trang Sự kiện - Vấn đề (tr.8).
Ở một diễn biến khác, trang Xã luận tuần này, nhà báo Diệu Nghiêm có bài Phòng hộ để tránh khủng hoảng, đặt vấn đề:
“Chúng ta thường đề cập đến những thông tin xấu, được phát đi với động cơ nhằm bôi nhọ, gây ác cảm, làm giảm uy tín của một tổ chức, cá nhân mà ít khi xét nguồn gốc tự nội. Có thể nói, mạng xã hội ra đời đã tác động, làm cho vị trí của lĩnh vực thông tin mang tính truyền thống bị ảnh hưởng đáng kể”, (tr.3).
Ngoài ra, trên trang Văn hóa số ra tuần này, dịch giả Trần Trọng Hiếu với bài Làm gì để trở thành người lạc quan trong cuộc sống? (chuyển ngữ từ tờ Reader’s Digest) đã đặt vấn đề như sau: “Cuộc sống vốn có nhiều gian lao và thử thách. Mỗi người đều có những khó khăn và chướng ngại của riêng mình trong cuộc sống và đối diện với chúng bằng thái độ như thế nào sẽ quyết định không nhỏ đến cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân”.
Mời độc giả đón đọc tiếp trên trang 16-17 để nhận biết những hành động hay thói quen thường thấy ở người có thái độ sống lạc quan, từ đó tạo ra được thêm ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.
Cũng trên trang Văn hóa số ra tuần này nhấn mạnh những hành vi, lời nói xuất phát từ người lớn, chính là những bài học rõ nét và ghi lại dấu ấn sâu sắc nhất trong quá trình trưởng thành của trẻ. Do vậy, hành vi và lời nói của bậc phụ huynh nói riêng và người lớn nói chung cũng cần hết sức cân nhắc và cẩn trọng, tránh để lại những bài học không hay cho trẻ.
“Phật giáo gọi việc làm gương, lấy hành vi, lối sống, cách ứng xử của mình giáo dục người khác là thân giáo, còn dùng lời nói để dạy bảo gọi là khẩu giáo. Nếu có khẩu giáo mà không có thân giáo thì hiệu quả giáo dục không cao, thậm chí không có kết quả; dù không có khẩu giáo nhưng có thân giáo vẫn đạt được mục đích giáo dục. Cho nên Phật giáo chủ trương thân giáo lẫn khẩu giáo song hành.”
Kính mời độc giả đón đọc qua bài Cha mẹ phải là tấm gương cho con trẻ của tác giả Diệu Thể.
- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng tại trường hạ Học viện Phật giáo TP.HCM, ngày 8-7-2018: Xây dựng mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới.
- Bài viết Nếp sống đạo đức, lành mạnh của người Phật tử (tác giả Bhik.Samādhipuñño Định Phúc).
- Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Do duyên mà hiện khởi.
- Cuộc sống nhiệm mầu: Bạn đạo (tác giả Thu Hồng).
- Truyện ngắn hay: Ngày hạnh phúc (tác giả Nguyên Hương).
Bên cạnh đó còn có các bài viết Se sẽ câu kinh bình yên… (Lương Đình Khoa, Hà Nội) trên trang Tuổi trẻ và Nhật ký trẻ: Luôn có lối đi (An Lạc).
Ngoài ra, trên trang Xã hội của báo Giác Ngộ còn có bài viết Thất nhỏ bên đồi của nhà báo Hạnh Ý, nói về thất nhỏ Linh Quang của SC.Thích nữ Hạnh Nhã, tọa lạc ở vùng cao thuộc dân tộc Nùng. Theo đó: “Không phải là người dân tộc, không biết tiếng dân tộc nhưng SC.Thích nữ Hạnh Nhã có thể dìu dắt, làm chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn cho người dân tộc tu học, đó là điều không dễ. Thất nhỏ của sư cô không chỉ có bà con nghèo đến cùng nhau tu học, mà còn có những hoàn cảnh khắc khổ”.
* Pháp luân công có phải là một phái của đạo Phật? - câu hỏi của bạn đọc Phong Lam sẽ được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ giải đáp chi tiết đến bạn đọc (xem trang 27).
Cùng nhiều thông tin đặc sắc khác trên trang Quốc tế.
Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!
Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528. -------------------------- MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018 TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018 - Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn - Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn - Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn - Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn - Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn
Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc) Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy) Email: pphgiacngo@gmail.com BAN PHÁT HÀNH |
Giác Ngộ online