Giác Ngộ như "liệu pháp tĩnh tâm"

GNO - Thi thoảng tôi cũng xem Giác Ngộ online như một "liệu pháp tĩnh tâm" trước xô bồ rừng thông tin mạng thật giả khó lường, tốt xấu khó phân... Đến với Giác Ngộ tâm trí như dịu lại, như... thoát tục với những thông tin, bài viết nhẹ nhàng, thư thãn, không nhuốm màu ganh ghét tị hiềm.

GNO.jpg


Đến với Giác Ngộ tâm trí như dịu lại

Nhưng có lẽ để thu hút người đọc là giới trẻ như chúng tôi, Giác Ngộ cần phải... chuyển mình.

Không vì là một tờ báo của tôn giáo mà phải "khép mình" vào những quy tắc, lễ nghi ràng buộc, mà thiết nghĩ cũng như vô vàn các tờ báo khác (nhất là báo mạng) - Giác Ngộ phải có sức sống, thu hút, hấp dẫn người xem bằng những thông tin, chuyên mục đậm chất "đời" hơn, tất nhiên không thể vượt qua những khuôn phép của giáo luật nhà Phật.

Thiết nghĩ một chuyên mục "Giác Ngộ và đời sống" là cần thiết nhằm khai thác, chia sẻ, định hướng những câu chuyện cuộc sống, những trắc trở, khó khăn, buồn vui sướng khổ trên tiêu chí hài hòa giữa đạo và đời.

Thu hút giới trẻ đến với Giác Ngộ là điều khó nhưng Giác Ngộ không thể bỏ qua và cần hết sức kiên trì. Có thể nói hướng đến người trẻ là hướng đến tương lai của thế hệ, dân tộc, tính nhân văn. Người trẻ cần được giáo dục, định hướng trên mọi phương diện cả về mặt đạo pháp.

Đối tượng người trẻ không nhất thiết là tín đồ Phật tử, mà có thể là "người" của tôn giáo khác, thậm chí là không tôn giáo hay vô thần. Bởi việc làm của chúng ta là ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống, để cuộc sống tốt hơn, đàng hoàng, tử tế hơn, ngập tràn đạo lý, tình người. Đạo Phật là đạo của Từ Bi - Hỷ Xả; đạo của cái tình cái nghĩa, của Chúng sinh (cây cỏ hoa lá cũng là chúng sinh mà...), thì lẽ nào không nghĩ đến phận người.

Ý cuối của tôi là mong Giác Ngộ mở rộng hơn nữa tính tương tác giữa tờ báo và bạn đọc. Luôn khuyến khích và sử dụng bài viết của bạn đọc, "nới lỏng" quan điểm để trang báo phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Tôi nghĩ khi có sự kết hợp khắng khít giữa "đạo và đời" thì ắt hẳn tờ báo sẽ "chuyển mình", thu hút hơn nhiều, bởi thông tin, nguồn lực từ bạn đọc gần như là vô tận.

Triệu Ngọc Diệp
(Bác sĩ Nội trú, TP.Trà Vinh)

_______________

* Nhân dịp 41 năm báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1-1-1976 - 1-1-2017), kính mời chư tôn đức, quý Phật tử, CTV, bạn đọc chia sẻ kỷ niệm, góp ý nội dung, hình thức - để Giác Ngộ ngày một hoàn thiện, phục vụ bạn đọc tốt hơn... Bài vở, góp ý xin hoan hỷ gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày