Giải quyết vấn nạn bạo lực không phải một sớm một chiều!

Giác Ngộ - Sau gần 2 tuần mở diễn đàn “Thao thức với bạo lực” Giác Ngộ Online đã nhận được hàng chục bài viết, góp ý, phân tích vấn đề nóng bỏng này. Nói là nóng bởi vì cứ vài ba bữa báo chí lại rộ lên chuyện nữ sinh đánh nhau, học trò hành hung bạn, thầy đánh trò… Và mỗi lần như vậy là một lần để trăn trở, băn khoăn về vấn đề đạo đức và cách hành xử của con người với con người, đặc biệt là những người trẻ. 
>> Giải thoát bạo lực
>> Đức Phật, Mahavira & Gandhi
>> Bạo hành gia đình & hạnh hiếu
>> Bạo hành gia đình & giải pháp của Phật giáo

Các bài viết xoay quanh chủ đề bạo lực dưới góc nhìn Phật giáo đã gợi mở thêm nhiều điều thú vị, trong đó góc nhìn biện chứng về hiện tượng này được bạn đọc phân tích khá kỹ trong các bài viết. 

Hi vọng từ diễn đàn này sẽ thêm một tiếng nói đóng góp để các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc sâu nội tâm ngõ hầu quán chiếu và có cách hành xử, giáo dục nhằm gieo trồng những hạt giống lành cho mình và người. Khép lại diễn đàn này, chúng tôi xin giới thiệu thêm một bài viết nữa:

 
wbaoluc2.jpg
Bạo lực ở người trẻ là quả của nhân bạo lực gia đình,
trường học và các phương tiện truyền thông - Ảnh minh họa

Theo tôi, mầm mống hành vi bạo lực được “gieo trồng” và làm sinh khởi do các nhân duyên sau:

-Sự ảnh hưởng, tác động từ môi trường sống: game bạo lực, phim ảnh, sách truyện bạo lực, những thông tin về tình hình bạo lực, tệ nạn xã hội trên truyền hình, báo chí (giết người cướp của, thanh toán, trả thù, ghen tuông, tranh chấp…), những người xung quanh thường dùng hành vi bạo lực để giải quyết vân đề (gây gổ, đánh nhau, chửi bới, mắng nhiếc…).

-Ông bà cha mẹ dạy con cái bạo lực từ lúc nhỏ (“chết bầm” người này người kia để dỗ con cháu, chửi mắng, quăng ném con mèo con chó; đánh đập, quát tháo con cháu khiến chúng quen thuộc với hành vi bạo lực).

-Cha mẹ không có thời gian quan tâm dạy dỗ con cái, chỉnh sửa những suy nghĩ, hành vi lệch lạc của con cái.

-Cha mẹ nuông chiều con cái quá mức khiến cho con cái tự thấy mình quan trọng, cho rằng mình có quyền đòi hỏi, được nâng niu, chiều chuộng, muốn mọi người phải xoay quanh mình. Cái tôi quá lớn thì người ta dễ có phản ứng mạnh khi cái tôi ấy bị va chạm.

- Không biết cách phản ứng trước những tình huống xảy ra trong giao tiếp ứng xử, thiếu sự kiềm chế, bình tĩnh, kiên nhẫn và sáng suốt.

Cần phải có sự phối hợp, sự quyết tâm của tòan xã hội mới có thể ngăn chặn tình trạng bạo lực như hiện nay. Mỗi người, dù là trẻ em hay người lớn đều cần phải quan tâm tu dưỡng nhân phẩm, đạo đức. Các gia đình Phật tử, Hội trại và các khóa tu của Phật giáo hết sức cần thiết để định hướng, giáo dục cho thanh thiếu niên những giá trị sống, lý tưởng sống lành mạnh, tích cực, gieo trồng và nuôi dưỡng những hạt giống thiện, trang bị cho tuổi trẻ sức đề kháng chống lại những mầm bệnh xã hội thời hội nhập.

Được tu tập, huấn luyện, tâm sẽ bình, khí sẽ hòa, không còn nóng nảy, dễ kích động; nhận thức sẽ sâu sắc, trí tuệ sáng suốt, không còn bồng bột, nông nổi; Sống chậm lại, có ý thức, chánh niệm sẽ không dễ dàng bị sự tác động từ môi trường xung quanh, tâm không sinh khởi những ý niệm bất thiện, những cảm xúc tiêu cực. 

Mời bạn đọc xem thêm các bài tham gia diễn đàn:

1.Vì sự nghiệp trồng người chẳng của riêng ai…
2.Đề xuất một vài giải pháp cho nạn bạo lực học đường
3.Giáo lý Phật - cứu cánh cho bạo lực tràn lan!
4.Tại sao lại bạo lực?
5.Tương quan Phật giáo trong giải quyết nạn bạo lực học đường

Các tác giả bài viết trên vui lòng gửi địa chỉ về e-mail: phatgiaovatuoitre@gmail.com để Giác Ngộ Online gửi phần quà cho bài viết tham gia. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc!

Giác Ngộ Online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày