Giấy chứng nhận Tăng Ni mang tên “Thích Tâm Phúc” (Nguyễn Minh Phúc) là giả mạo

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là nội dung xác nhận của Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, hôm qua 27-1, trong công văn trả lời tờ trình xác minh thông tin về kẻ tự xưng là "Đại đức Thích Tâm Phúc" (Nguyễn Minh Phúc), "trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương"...

Theo đó, các giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận Tăng Ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… mang tên “Đại đức Thích Tâm Phúc” (Nguyễn Minh Phúc) được ghép, sao chụp ảnh chữ ký của lãnh đạo và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Các giấy chứng nhận Tăng Ni của GHPGVN mang tên "Thích Tâm Phúc" (Nguyễn Minh Phúc) được xác định là giả mạo, không có trong lưu trữ của Hội đồng Trị sự GHPGVN

Các giấy chứng nhận Tăng Ni của GHPGVN mang tên "Thích Tâm Phúc" (Nguyễn Minh Phúc) được xác định là giả mạo, không có trong lưu trữ của Hội đồng Trị sự GHPGVN

Trước đó, cơ quan chức năng cũng thông tin cho biết các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cấp cho tập thể và cá nhân ông Nguyễn Minh Phúc như: 5 Huân chương Lao động, 2 bằng khen của… Trung ương không có tên trong danh sách khen thưởng lưu trữ tại Ban Thi đua - Khen thưởng, các trường hợp được khen thưởng không hề có tên ông Nguyễn Minh Phúc.

Đã có thông tin xác nhận ông Nguyễn Minh Phúc không phải là tu sĩ Phật giáo, nơi ông ở không phải là chùa, tuy nhiên nhiều youtuber đã và đang khai thác câu chuyện ông Nguyễn Minh Phúc đăng tải trên mạng xã hội để thu hút người xem theo mục đích cá nhân.

Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội yêu cầu Giáo hội các cấp trực thuộc làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda

Kêu gọi khôi phục Di tích Phật giáo Thotlakonda

GNO - Các nhà bảo vệ môi trường tại Ấn Độ đang kêu gọi việc khôi phục Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda, một di sản từ thế kỷ III TCN, nằm trên một đỉnh đồi cách thành phố Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, khoảng 15 km.

Thông tin hàng ngày