Hà Nội: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức tọa đàm về kiến trúc Phật giáo

Tọa đàm khoa học tại chùa Yên Phú do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức - Ảnh: Đồng Thắng
Tọa đàm khoa học tại chùa Yên Phú do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức - Ảnh: Đồng Thắng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 24-12, tại chùa Yên Phú (Hà Nội), Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Kiến trúc Phật giáo VN - thống nhất trong đa dạng” sau chuyến đi khảo sát, nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu tại một số tỉnh miền Bắc.
Hòa thượng Thích Thọ Lạc phát biểu - Ảnh: Đồng Thắng
Hòa thượng Thích Thọ Lạc phát biểu - Ảnh: Đồng Thắng

Buổi tọa đàm có sự tham dự của Hòa thượng Thích Thanh Điện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương; Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; chư tôn đức trong Ban Văn hóa Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo TP.Hà Nội, đông đảo Tăng Ni, Phật tử, học giả, nhà nghiên cứu tham dự.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thọ Lạc cho biết toạ đàm này là kết quả của chuyến khảo sát hơn 40 ngôi chùa tại 10 tỉnh, thành phố miền Bắc từ ngày 17 đến 24-12, với sự phối hợp của nhiều cơ quan chuyên môn như Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, sự tham gia của chư tôn đức, các học giả, các nhà nghiên cứu…

Tọa đàm nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các học giả, nhà nghiên cứu - Ảnh: Đồng Thắng

Tọa đàm nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các học giả, nhà nghiên cứu - Ảnh: Đồng Thắng

Hoạt động này cũng nhằm phục vụ cho Hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo VN: Thống nhất trong đa dạng” và tiếp tục thực hiện Đề án “Định hướng đặc trưng pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ, di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt tại Quyết định số 271 QĐ.HĐTS, ngày 14-7-2015.

“Chuyến khảo sát kiến trúc các ngôi chùa ở miền Bắc nhằm tìm hiểu kiến trúc đặc trưng riêng của từng vùng miền, để Tăng Ni, Phật tử và công chúng hiểu những mô hình kiến trúc chùa tháp truyền thống, hiểu giá trị văn hóa Phật giáo nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho Tăng Ni, Phật tử và công chúng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc Phật giáo”, Hòa thượng Thích Thọ Lạc nhấn mạnh.

Tăng Ni Phật tử tham dự tọa đàm - Ảnh: Đồng Thắng
Tăng Ni Phật tử tham dự tọa đàm - Ảnh: Đồng Thắng

Tọa đàm cũng lắng nghe rất nhiều ý kiến, quan điểm của chư tôn đức, các nhà khoa học, một số sở, ban, ngành về những vấn đề liên quan đến việc triển khai các đề án ngôn ngữ, pháp phục và bảo tồn di sản kiến trúc Phật giáo trên tinh thần “thống nhất trong đa dạng”; chú ý đến những nét đặc trưng kiến trúc truyền thống, các biểu tượng, trang trí kiến trúc, hệ thống tượng thờ, đồ thờ pháp khí… nhằm định hướng bảo tồn và phát triển.

Một số ý kiến cũng chỉ ra những bất cập và không có giá trị truyền thống trong kiến trúc của các ngôi chùa đã khảo sát; Những bất cập trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam; Đề xuất, định hướng thiết kế xây dựng, trùng tu các ngôi chùa cổ, chùa cũ nhằm đảm bảo tính truyền thống và đáp ứng được các công năng sử dụng theo xu thế thời đại; Định hướng kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây dựng mới.

Tọa đàm nhằm đề xuất, định hướng thiết kế xây dựng, trùng tu các ngôi chùa cổ, chùa cũ đảm bảo tính truyền thống và đáp ứng được các công năng sử dụng theo xu thế thời đại - Ảnh: Đồng Thắng
Tọa đàm nhằm đề xuất, định hướng thiết kế xây dựng, trùng tu các ngôi chùa cổ, chùa cũ đảm bảo tính truyền thống và đáp ứng được các công năng sử dụng theo xu thế thời đại - Ảnh: Đồng Thắng

Dịp này, Ban Văn hóa Trung ương cũng đề xuất ý tưởng biểu tượng và trụ kinh Chuyển Pháp luân cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Thông qua đó xây dựng bộ quy chuẩn về kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng hoàn chỉnh, đệ trình Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng văn hoá Phật giáo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày