Hà Nội: Hội thảo về cuộc đời và đạo nghiệp của Tổ Tính Định (1842-1901)

Ban Tổ chức nhận hoa chúc mừng hội thảo
Ban Tổ chức nhận hoa chúc mừng hội thảo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của Tổ Tính Định, sáng 20-3, tại tổ đình Vũ Lăng (xã Dân Hoà, huyện Thanh Oai, Hà Nội) diễn ra hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”.
Chư tôn đức tham dự hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”

Chư tôn đức tham dự hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”

Hội thảo do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, sơn môn Xiển Pháp và Viện Nghiên Cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Tổ Tính Định (1842 - 1901): Cuộc đời, đạo nghiệp và di sản”.

Tham dự hội thảo có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm; Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Khoa học Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát - Hòa thượng Thích Trí Siêu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thanh Minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai và sơn môn Xiển Pháp; Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Trị sự TP.Hà Nội.

Về phía khách mời có bà Phạm Bảo Khánh, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP.Hà Nội; Phó giáo sư Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện hàn Lâm khoa học Xã hội VN cùng các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả...

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo lần này là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với Tăng Ni, Phật tử hiện nay, nhằm làm rõ hơn cuộc đời, đạo nghiệp và di sản của Tổ Tính Định. Qua đó, góp phần làm rõ bối cảnh lịch sử của Phật giáo miền Bắc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Qua các bài tham luận nghiên cứu của các học giả gửi về, có thể thấy hội thảo đã góp phần làm rõ được cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp, những đóng góp, di sản mà Tổ Tính Định để lại; cũng như làm rõ được về vai trò, vị trí của sơn môn Xiển Pháp trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hội thảo cũng giúp đại chúng hiểu thêm về bối cảnh Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển của Phật giáo ngày nay, đặc biệt là về tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ và giữ gìn văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần hộ quốc an dân gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Chư tôn đức tham dự hội thảo

Chư tôn đức tham dự hội thảo

Tổ Tính Định hay còn gọi là Hòa thượng Tính Định, thiền sư Tính Định, thế danh là Hàn Thái Ninh, pháp hiệu là Tâm Châu, pháp danh Tính Định. Tổ sinh trưởng trong một gia đình khá giả, có lòng ngưỡng mộ Phật giáo ở làng Đồng Dương, tổng Đồng Dương, phủ Thanh Oai, nay thuộc làng Đồng Dương, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Được giáo dục đầy đủ về Nho giáo, tinh thông thế học, Tổ từng có thời gian làm quan ở phủ Tổng đốc Hà Nội.

Năm 27 tuổi, hội đủ cơ duyên nên ngài được Tổ sư Chính Bỉnh đời thứ 11 thiền phái Tào Động, sơn môn Hồng Phúc Hoè Nhai nhận làm đệ tử. Ngài được tôn sư ban pháp danh Tâm Châu. Sau đó, ngài cầu Bồ-tát giới với Tổ sư Quang Lư Đường Đường và được Tổ sư ban đạo hiệu Tính Định, đồng thời được trao truyền pháp tu Tịnh độ.

Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận với chủ đề "Thiền sư Tâm Châu - Tính Định và tình hình Phật giáo nửa sau thế kỷ 19"

Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu tham luận với chủ đề "Thiền sư Tâm Châu - Tính Định và tình hình Phật giáo nửa sau thế kỷ 19"

Sau khi đắc pháp, với sự giúp đỡ của đồng đạo, vào năm 1872, ngài đã mua một khu đất và sau đó ít lâu đã hưng công xây dựng chùa Xiển Pháp (nay vẫn còn dấu tích, thuộc phố Cát Linh, quận Đống Đa, TP.Hà Nội). Từ đây, Tổ Tính Định hết lòng đào tạo tăng tài, lựa chọn kinh điển Phật giáo phù hợp, sau đó san khắc, in ấn nhằm phổ rộng giáo lý Phật giáo đến tín đồ Phật tử. Bản thân ngài còn diễn âm kinh điển Phật giáo, phát triển pháp tu Tịnh độ để giáo lý Phật giáo dễ dàng thấm sâu hơn trong đời sống người dân trong bối cảnh nhiều biến động lúc bấy giờ. Sơn môn Xiển Pháp dần dần trở thành một trung tâm của Phật giáo miền Bắc, một trung tâm san khắc, in ấn kinh điển Phật giáo nổi tiếng ở Hà Nội...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày