Hàng trăm trẻ em mồ côi vì đại dịch

Những trẻ em rơi vào cảnh mất người thân vì đại dịch - Ảnh: Tường Nguyên
Những trẻ em rơi vào cảnh mất người thân vì đại dịch - Ảnh: Tường Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
Cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1, riêng TP.HCM có 250 em mồ côi trong đợt dịch này.

Thông tin ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp sáng 8-9, tại hội nghị trực tuyến về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch.

Ca nhiễm tập trung phần lớn ở các tỉnh thành phía Nam. TP.HCM có số nhiễm cao nhất khoảng 3.000 em; gần 250 em mồ côi, cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Dịch đã xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập trong thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca mắc trong tháng 7 là trẻ em từ 0 - 5 tuổi.

"Điều đáng lo ngại là nhiều trẻ rơi vào cảnh mất người thân, dễ dẫn đến sang chấn tâm lý", ông Nam cho biết.

Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đề nghị các địa phương bố trí người chăm sóc cho trẻ em là F0, F1; trẻ em phải sinh sống một mình do cha, mẹ, người thân đã nhiễm hoặc đang cách ly tập trung.

Về lâu dài, tỉnh thành cần thiết lập cơ sở bảo trợ xã hội chuyên trách tiếp nhận, chăm sóc các em. Các cấp ngành phát động ủng hộ kinh phí mua sắm máy tính, smartphone cho trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em xóm trọ để học trực tuyến.

Đại diện ngành lao động các tỉnh thành đề xuất trung ương sớm có kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em. Ông Trần Công Nguyên, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng, nhấn mạnh vắc-xin vẫn là "chìa khóa" quan trọng để mở cửa trường học, dịch vụ và các hoạt động thường ngày.

Vành khăn trắng chít trên mái đầu trẻ thơ - Ảnh: Tường Nguyên
Vành khăn trắng chít trên mái đầu trẻ thơ - Ảnh: Tường Nguyên

Đà Nẵng đang điều trị, chăm sóc khoảng 1.000 trẻ em là F0, F1. Thành phố đã trải hơn 20 ngày "ở yên trong nhà", ông Nguyên cho biết ban đầu cũng có nhiều lúng túng trong chăm sóc các em. Song các tổ dân phố linh hoạt, sớm ưu tiên thực phẩm, sữa cho gia đình có trẻ em và kịp thông báo cho nhau nhà nào có trẻ em cần hỗ trợ. Thành phố cũng đã miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh các cấp. Thời gian tới, việc học trực tuyến của các em còn kéo dài do nhiều địa phương chưa nới lỏng cách ly xã hội. Thầy cô vì thế vừa dạy kiến thức, vừa trở thành người bạn, tư vấn tâm lý cho học sinh mùa dịch.

"Dù cố gắng đến mấy thì khi thực hiện Chỉ thị 16, chúng ta cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu cơ bản về ăn uống cho trẻ, không thể đáp ứng hết", ông nói

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai, đề xuất sớm tiêm vaccine cho trẻ để các em được trở lại học tập, vui chơi bình thường.

Tỉnh đang lên kế hoạch mở cửa từng bước sau thời gian dài áp dụng Chỉ thị 16, ngành lao động đồng thời tính toán giải pháp cụ thể, sớm ổn định tâm sinh lý cho trẻ. Đồng Nai ghi nhận hơn 3.000 trẻ là F0, F1. Bà Oanh đề nghị các bộ ngành xem xét nguồn lực, hỗ trợ thêm phương tiện cho các em học trực tuyến.

Ông Trần Văn Hà, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bắc Giang, nhấn mạnh cần hỗ trợ con em công nhân quanh khu công nghiệp. Nhóm này vừa gặp khó khăn về đời sống, lại có nguy cơ lây nhiễm cao. Đợt dịch bùng phát cuối tháng 5, Bắc Giang có hàng nghìn công nhân nhiễm bệnh. May mắn tỉnh không để trẻ nào tử vong hay mồ côi vì đại dịch, ông Hà cho biết. Bắc Giang cũng chủ động chi 80.000 đồng tiền ăn mỗi ngày cho trẻ em F0; hỗ trợ thêm cho gia đình công nhân ở trọ nuôi con nhỏ, thêm đường, sữa, đồ chơi.

Theo Tiến sĩ Annie Chu, Điều phối viên Nhóm Chăm sóc sức khỏe toàn dân của WHO tại Việt Nam, thực tế cho thấy trẻ em ít có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19 so với các nhóm tuổi khác.

Tháng 7 năm nay, nhóm Cố vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng đã kết luận vaccine Pfizer phù hợp tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Vì vậy, WHO khuyến nghị các nước chỉ nên xem xét dùng vắc-xin Pfizer cho trẻ từ 12 - 15 tuổi.

"Hiện chưa có dữ liệu về hiệu quả hoặc độ an toàn của vắc-xin cho trẻ dưới 12 tuổi, chưa nên tiêm chủng cho nhóm này", bà nói.

Trong khi chờ thêm dữ liệu nghiên cứu, đại diện WHO khuyến cáo người lớn nên dạy trẻ các biện pháp phòng ngừa cơ bản, như giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang đúng cách; khi hắt hơi, ho vào khăn giấy rồi bỏ đi và rửa tay lại. Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nói với người lớn nếu có biểu hiện mệt mỏi, ốm đau.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày