Đi chùa lễ Phật đầu năm đã trở thành văn hóa tín ngưỡng của nhiều thế hệ. Nếu như phần lớn các ngôi chùa ở khu vực đô thị chỉ rộng cửa đón khách, không đãi ăn, thì một số ngôi chùa ở vùng ngoại ô luôn sẵn sàng thết đãi du khách hành hương các món cơm, bánh, bún... với số lượng từ một hai ngàn đến cả chục ngàn lượt người mỗi ngày.
Trên đường hành hương ngang qua khu vực huyện Long Thành (Đồng Nai), cũng như các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tập trung nhiều ngôi chùa, thiền viện, tịnh thất... du khách thập phương thường chọn một ngôi chùa quen nào đấy để làm điểm dừng chân. |
Tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nhiều năm qua Ni viện Thiện Hòa (nằm trong khuôn viên Đại Tòng Tâm) nổi danh với thương hiệu "chùa Bánh Xèo". Từ mùng 1 đến mùng 4 Tết, trung bình mỗi ngày chùa dùng đến 1.200 lít bột để đổ bánh xèo phục vụ miễn phí du khách hành hương và hàng ngàn suất cơm. Từ mùng 1 Tết đến rằm tháng Giêng, chất lượng món bánh xèo và cơm được nhà chùa chăm chút đặc biệt hơn ngày thường vì nguồn thực phẩm do các thí chủ cúng dồi dào.
Những món cơm tự chọn khá đa dạng và hấp dẫn du khách. Các chùa cho biết đối với món bánh chưng, bánh tét. |
Hầu hết các chùa đãi cơm trong những ngày đầu xuân, du khách tự phục vụ phần bới cơm và bưng dọn tô chén dĩa sau khi dùng xong bữa đến khu vực hậu cần... rửa chén. Do kinh tế khó khăn, cộng với giá thuê xe ô tô đi du xuân trong những ngày tết tăng gần gấp đôi so với ngày thường, vả lại phí cầu đường cũng tăng ... nên các chùa ở khu vực xa thành phố như Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây đều giảm số lượng khách so với năm ngoái. Vị trụ trì một ngôi chùa ở huyện Hòa Thành (Tây Ninh) cho biết, dù năm nay chuẩn bị khá nhiều món ngon đãi khách tự chọn, nhưng lượng khách đi chùa giảm hơn phân nửa so với năm ngoái, chỉ tầm 300-4.000 người/ngày. Tại thiền viện Thường Chiếu, huyện Long Thành, chỉ tặng cơm hộp cho Phật tử trong ba ngày Tết, ước đạt khoảng 2.000 suất/ngày. Trong khi đó, Tổ đình Phước Tường, quận 9, TPHCM, mỗi ngày đãi cơm cho Phật tử, du khách trung bình khoảng 500 người/ngày. Hầu hết thực đơn cơm chay nhà chùa đều đổi món theo từng ngày, dù chỉ có ba món chủ lực là kho, xào và bún, bánh tráng miệng. Phật tử phụ trách nhà bếp chùa Phước Hải (còn gọi chùa Bún Riêu), nằm trong Khu công nghiệp Gò Dầu, huyện Long Thành (Đồng Nai), đang tung hứng với màn chuyền tô đựng bún. Mỗi ngày tết chùa đãi khách hành hương từ 1,3 - 1,5 tấn bún. Quầy bún riêu múc sẵn từng tô, khách cứ việc bưng ra chỗ ngồi dùng rồi tự bưng tô đi dẹp. Dù chùa Phước Hải có phục cả món cơm nhưng đa phần khách hành hương vẫn chọn món bún riêu vì dễ ăn và làm ấm bụng.
Không biết có phải do chịu sự tác động của tình hình kinh tế khó khăn hay không, nhiều chùa không đãi ăn dịp tết, hoặc chỉ đãi một ngày duy nhất là vào rằm tháng Giêng sắp đến. Số chùa đãi ăn suốt tháng Giêng, hay chỉ nửa tháng Giêng hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay
|