Hé lộ sự thật quyền Thái thách đấu Thiếu Lâm Tự

Suốt tuần qua chủ đề quyền Thái thách thức giới võ lâm Trung Hoa luôn “đỏ lửa” trên các diễn đàn online Trung Quốc. Đầu tiên là chuyện 5 quyền vương Thái Lan thách đấu Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Tự từ chối, Nga My bức xúc gửi đơn muốn được thi đấu với các võ sỹ “ngạo mạn” Thái Lan.

Đúng lúc dân tình Trung Quốc đang phẫn nộ trước thái độ “ngạo mạn” của người Thái thì sự thật về việc thách đấu dần hé lộ.

Các võ tăng Thiếu Lâm Tự luyện tập võ công trong tiết trời thu ở Trung Quốc.
Các võ tăng Thiếu Lâm Tự luyện tập võ công trong tiết trời thu ở Trung Quốc.

Trận “tỉ thí của giới võ lâm” Trung Quốc – Thái Lan dự kiến tổ chức ngày 19/12 tới đây thực ra là trận giao hữu quyền anh nhà nghề đã được các cơ quan chức năng Trung Quốc phê chuẩn từ đầu năm nay, những đối tượng không thuộc môn quyền anh đương nhiên không được tham gia và tất nhiên Thiếu Lâm Tự, Võ Đang hay Nga My đều không thể thi đấu được.

Trên thực tế các võ sĩ Thái Lan chưa từng phát biểu câu nào về chuyện thách đấu Thiếu Lâm, chưa ai từng tận mắt nhìn thấy cái gọi là “Thư mời thách đấu”. Bất bình trước những tin đồn thất thiệt, tờ Quảng Châu nhật báo đã hé lộ những thông tin bản chất sự việc.

Một số võ sinh nước ngoài đến Trung Quốc theo học môn phái Thiếu Lâm.
Một số võ sinh nước ngoài đến Trung Quốc theo học môn phái Thiếu Lâm.

Suốt tuần qua, giới truyền thông Trung Quốc và cộng đồng mạng nước này liên tục truyền đi thông tin 5 quyền vương Thái Lan gửi thư thách đấu Thiếu Lâm Tự với những lời lẽ hết sức hiếu chiến và coi thường giới võ lâm Trung Nguyên và nêu đích danh tên tuổi 5 “quyền vương” này: Kaoklai, Fairtex, Singmanee Sor-Seesompong, Naruepon fairtex và Singhyok Sor-Seesan.

Ông Wanchai Rujawongsanti ( thứ ba bên phải cùng).
Ông Wanchai Rujawongsanti ( thứ ba bên phải cùng).

Ngày 2/12 vừa rồi tờ Bưu điện Băng Cốc đăng nội dung trả lời của ông Wanchai Rujawongsanti - một trong những biên tập viên thể thao hàng đầu Thái Lan cho biết, thời gian gần đây giới truyền thông Thái Lan không hề có một dòng nào đưa tin về vụ việc mà báo chí Trung Quốc đang làm rùm beng.

Kaokelai không được bố trí trong đội hình sang Quảng Đông thi đấu (ảnh Quảng Châu nhật báo).
Kaoklai không được bố trí trong đội hình sang Quảng Đông thi đấu (ảnh Quảng Châu nhật báo).

Ông Wanchai Rujawongsanti cũng cho biết mặc dù có thâm niên viết báo và làm biên tập trong ngành thể thao thành tích cao, nhưng ông chưa từng nghe thấy có võ sĩ quyền anh nào tên là Fairtex.

thieulam 1.bmp
Ảnh trên Uông Kiện – chưởng môn nhân phái Nga My, 3 ảnh dưới từ trái qua phải là Singhyok Sor-Seesan, Naruepon fairtex và Singmanee Sor-Seesompong .

Cũng theo vị quan chức này, Fairtex thực ra là tên gọi một câu lạc bộ quyền anh khá nổi tiếng của Thái, nhưng không hiểu sao khi sang Trung Quốc nó lại được người ta “xào xáo” thành một trong 5 “quyền vương” với biệt hiệu là Thần mục sát với chiến tích thi đấu 116 trận thắng 81, thua 31, hòa 4.

Wushu Thiếu Lâm Tự.

Wushu Thiếu Lâm Tự.

Vị quan chức này còn cho biết thêm, trong số 4 vận động viên còn lại mà báo chí Trung Quốc đặt tên là 5 quyền vương, chỉ có Kaoklai mới thực sự là tuyển thủ đẳng cấp số một của Thái Lan.

Nhiều tờ báo điện tử ở Trung Quốc đưa tin: “Kaoklai – thủ lĩnh trong số 5 quyền vương Thái Lan cho biết, nếu phía Trung Quốc nhận lời thách đấu anh dám đảm bảo Thái Lan sẽ thắng Trung Quốc với tỉ số 5:0. Ở Trung Quốc, Thiếu Lâm Tự danh nổi như cồn, nhưng với người Thái chẳng qua cũng chỉ là đĩa rau nhạt trên bàn tiệc mà thôi.”

Tờ Thời báo Hoàn Cầu có trụ sở tại Bắc Kinh cho hay, Kaoklai được giới báo chí Trung Quốc đặt biệt hiệu là “Đồ long thốn” hiện đang tham gia một giải đấu quyền anh tại Hàn Quốc. Trong danh sách các tuyển thủ tới Phật Sơn – Quảng Đông lần này không có tên anh. Tin đồn Kaoklai thách đấu Thiếu Lâm Tự, sỉ nhục kiện tướng Lưu Hải Long không biết từ đâu ra?

Tin đồn thất thiệt đó hướng mũi giáo vào Thiếu Lâm Tự và gắn môn phái Thiếu Lâm vào mũi sào của 5 cao thủ Thái Lan.

Thậm chí rất nhiều tờ báo đã mạnh dạn “thêm mắm thêm muối” khi trích dẫn câu nói họ cho rằng của Kaoklai trả lời phỏng vấn: “Cứ gọi Thích Vĩnh Tín (Trụ trì Thiếu Lâm Tự) lên võ đài nói chuyện”, rồi tung tin Thiếu Lâm Tự từ chối thách đấu khiến dư luận xôn xao, đến chưởng môn nhân phái Nga My – Võ sư Uông Kiện cũng sốt ruột ra mặt.

Ngày 1/12 vừa qua chùa Thiếu Lâm chính thức trả lời báo chí, thông tin võ sĩ Thái Lan thách thức Thiếu Lâm Tự là tin đồn thất thiệt. Nhà chùa chưa từng nhận được bất cứ văn bản nào của phía Thái Lan “thách đấu” với họ, ngược lại tổ chức quyền anh Thái Lan cũng chưa từng có quan hệ, tiếp xúc với Thiếu Lâm.

Hé lộ sự thật quyền Thái thách đấu Thiếu Lâm Tự ảnh 13

Cũng chính vì điều này đã gây ra sự hiểu lầm và phẫn nộ nghiêm trọng trong dư luận, chỉ trong một tháng website chính thức của Thiếu Lâm Tự bị hacker phá hoại 3 lần, lần nào cũng để lại hậu quả nặng nề khi có kẻ cho rằng Thiếu Lâm Tự không dám ra “nghênh chiến”.

Trong lần tấn công vào trang chủ Thiếu Lâm Tự online gần đây nhất, hacker không để thư xám hối mà đẩy khẩu hiệu kêu gọi lên đầu trang: “Mau cử đệ tử Thiếu Lâm hạ sơn nghênh chiến!”

Trong bối cảnh đó, khi người đại diện cho văn phòng Thiếu Lâm Tự trả lời báo chí, các võ tăng Thiếu Lâm là người tu hành, không muốn dây dưa thị phi với đời. Câu trả lời của vị này đã trúng ngay “gian kế” của kẻ tung tin. Ngay lập tức trên các diễn đàn online đã có hàng loạt “trận bom oanh tạc Thiếu Lâm Tự”.

Ngay sau khi xuất hiện dư luận Thiếu Lâm từ chối hạ sơn chấp quyền thi đấu với các võ sỹ Thái Lan, báo chí Trung Quốc đưa tin chưởng môn nhân phái Nga My – Uông Kiện và nhiều “cao thủ võ lâm” khác ngay lập tức lên tiếng sẵn sàng nghênh chiến các võ sĩ Thái.

Khi dư luận giới võ thuật Trung Hoa liên tục lên tiếng trước những thông tin nêu trên và đòi được tham gia “tỉ thí” phân tài cao thấp với người Thái, ông Chu Kim Bưu – Vụ phó Vụ Quyền anh thuộc Trung tâm quản lý thể thao quốc gia mới lên tiếng, tất cả những tin đồn đó đều là bịa đặt.

Cơ quan này chưa nhận được bất cứ văn bản nào xin “tỉ thí” của các tổ chức võ thuật quần chúng. Trận đấu sắp tới tại Phật Sơn – Quảng Đông đã có kế hoạch từ đầu năm và chỉ là trận đấu giao hữu thuần túy của giải giao hữu quyền anh Trung – Thái lần thứ 6. 5 lần trước các tuyển thủ Trung Quốc đều giành thắng lợi áp đảo.

Mặt khác, Thiếu Lâm, Nga My hay Võ Đang là những môn phái võ cổ truyền Trung Hoa, khác hoàn toàn với quyền anh. Không thể có chuyện thi đấu giữa võ Thiếu Lâm với quyền anh bởi nó khác nào đem đội tuyển bóng đá thi với đội tuyển…bóng chuyền!

“Kẻ tung tin” lộ diện

Từ Duệ - người “nặn tin” quyền Thái thách đấu Thiếu Lâm tự (ảnh ARTX.CN).
Từ Duệ - người “nặn tin” quyền Thái thách đấu Thiếu LâmTự (ảnh ARTX.CN).

Đứng đằng sau màn kịch “kích thích tinh thần võ lâm” này chính là một nhân viên tiếp thị cho giải đấu có tên Từ Duệ.

Tờ Quảng Châu nhật báo, một thành viên trong ban tổ chức giải đã tiết lộ nội tình nguồn cơn của những sóng gió trong giới võ lâm suốt những ngày qua. Đây không phải lần đầu tiên Duệ kích vào “tinh thần dân tộc” để tạo sự chú ý của dư luận đến những giải đấu không mấy nổi bật.

Tờ báo này cho biết thêm, trước khi xảy ra hiện tượng trên họ cùng với nhà tổ chức và bên quảng cáo đã thống nhất sẽ không đưa tin trước về các vấn đề liên quan đến giải đấu vì làm như vậy sẽ khiến cho các nhà quảng cáo, tiếp thị giải khó “làm ăn”.

Tờ Quảng Châu nhật báo là tờ báo lớn có uy tín, không thể đưa tin sai sự thật nên sẽ xuất hiện vào phút chót để hóa giải tình hình.

Phương án đưa tin về giải đấu giao hữu quyền anh Trung – Thái 2009 ngay từ đầu đã có sự chia rẽ giữa tờ Quảng Châu nhật báo với bên quảng cáo, đại diện là Từ Duệ.

Duệ cho rằng anh ta phải vất vả lắm mới nghĩ ra được “mẹo hay” mà giới giải trí vẫn dùng để thu hút sự chú ý của dư luận, không ngờ bị tờ báo kia (Quảng Châu nhật báo) “lật tẩy”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày