Hòa thượng Thích Nhựt Tấn: “Mong Giáo hội nghiên cứu kỹ việc tu chỉnh Hiến chương”

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chủ đề của đại hội là “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển” tức vai trò của ngành Tăng sự chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Hòa thượng Thích Nhựt Tấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, vị giáo phẩm được suy cử Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre liên tục 7 nhiệm kỳ (1992 - nay) - Ảnh: H.D

Hòa thượng Thích Nhựt Tấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, vị giáo phẩm được suy cử Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre liên tục 7 nhiệm kỳ (1992 - nay) - Ảnh: H.D

Tăng Ni là mô phạm, muốn thành tựu mọi công tác Phật sự các thành viên phải gương mẫu, phải giữ gìn giới luật trang nghiêm từ đó phát huy được định, tuệ. Bên cạnh phải có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hòa hợp khi được phân công, phân nhiệm, kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp, thích ứng với tình hình thực tế, từ đó mới có thể chung tay xây dựng cho ngôi nhà GHPGVN vững mạnh.

Riêng bản thân chúng tôi, với vai trò lãnh đạo Phật giáo địa phương tại vị thời gian dài nhất, từ nhiệm kỳ I (1992-1997) đến hiện nay nhiệm kỳ VII (2022-2027), tôi luôn ý thức lãnh đạo Giáo hội trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết của Tăng đoàn làm điểm tựa. Cho nên dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng luôn lấy lợi ích chính đáng của Tăng Ni, Phật tử làm trọng tâm, hướng dẫn các Tăng Ni, Phật tử hoạt động Phật sự vì lợi ích cho số đông cũng là đồng hành cùng dân tộc và phụng sự đạo pháp. Khi điều hành Phật sự, tôi luôn lấy ý kiến tập thể, không áp đặt, không kỳ vọng cá nhân, kêu gọi mỗi thành viên thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình vì tập thể, từ đó mới tạo thành sức mạnh vững chắc, có thế thì bất cứ công tác Phật sự nào cũng sẽ hoàn thành.

Việc tu chỉnh Hiến chương GHPGVN lần thứ 7 tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tới đây, tôi mong chư tôn giáo phẩm lãnh đạo tối cao cũng như Hội đồng Trị sự phải nghiên cứu thật kỹ, vì Hiến chương Giáo hội, Nội quy Ban Tăng sự chính là chuẩn mực, là thước đo để điều hành bộ máy của Giáo hội các cấp phù hợp trong thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày