Hoạt động, nghi lễ tôn giáo tại TP.HCM được tổ chức tập trung tăng lên không quá 50 người

Người tham gia các hoạt động, lễ nghi tôn giáo cũng như nơi công cộng bắt buộc phải đeo khẩu trang - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Người tham gia các hoạt động, lễ nghi tôn giáo cũng như nơi công cộng bắt buộc phải đeo khẩu trang - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là quyết định mới nhất từ của chính quyền TP.HCM được đề cập trong công văn số 549/UBND-VX do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Dương Anh Đức ký ngày 24-2-2021.

Theo đó, công văn cho biết đã 14 ngày TP.HCM không ghi nhận ca mới mắc Covid-19, tuy vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn do Thành phố là nơi tập trung giao thương, làm việc của nhiều người từ các tỉnh, thành phố khác sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp 5K, bắt buộc mang khẩu trang tại nơi công cộng.

Từ ngày 1-3, các lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động, bao gồm: quán bar, karaoke, pub, beer club, các cơ sở thể thao trong không gian kín (gym, fitness, billiards, yoga...).

Riêng đối với các hoạt động, nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự được tổ chức nhưng không tập trung quá 50 người tại cùng một thời điểm và phải bảo đảm tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của ngành y tế, đặc biệt đeo khẩu trang rửa tay sát khuẩn, bảo đảm khoảng cách giữa 2 người từ 1 mét trở lên.

Như vậy, sau thời gian hạn chế, số lượng người tham gia các hoạt động, nghi lễ tôn giáo được nới rộng, từ giới hạn không quá 20 người tăng lên không quá 50 người tại cùng một thời điểm bắt đầu từ ngày 1-3-2021.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày