Học Phật, phải tin nhân quả!

Tin nhân quả sẽ biết làm lành lánh dữ, từ đó nâng cao đời sống tâm linh mình lên - Ảnh minh họa
Tin nhân quả sẽ biết làm lành lánh dữ, từ đó nâng cao đời sống tâm linh mình lên - Ảnh minh họa

GN - Sau khi Giác Ngộ online đăng lại bài tư vấn “Không có khóa lễ nào trừ được tội ngũ nghịch” (Giác Ngộ số 891 ra ngày 7-4) lên Giác Ngộ online ngày 13-4, bạn đọc đã có nhiều phản hồi, chia sẻ với sự đồng tình về tiếng nói thẳng thắn của báo trước hiện tượng ngộ nhận của một bộ phận người theo Phật.

Trong đó, nhiều bạn đọc nhắc lại câu “tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta” để răn đe tự thân “phải học-hiểu và hành đúng mới mang lại kết quả, nếu không sẽ dễ dẫn tới việc biến Đức Phật thành một vị thần ban phát lộc, xóa nghiệp xấu cho mọi người, chỉ cần cầu cúng là được”.

Bạn đọc Do Thanh Nam bày tỏ: “Bây giờ người ta khoái vậy đó! Truyền bá Phật pháp theo Chánh pháp rất ít người chịu nghe, còn đăng lên Facebook cái gì linh thiêng, mầu nhiệm, đậm đà mê tín thì cả triệu lượt xem. Đa số chỉ là có ‘cảm tình’ với đạo Phật thôi chứ chưa xứng đáng mang danh Phật tử”. Bạn đọc Hoàng Kim thì nhấn mạnh: “Nếu cúng mà trừ hết những tai ương thì ai mà lo làm điều thiện nữa, ai mà lo giữ giới, bố thí nữa. Có làm lành thì nhân quả mới lành!”.

Đồng quan điểm, bạn Son Hoang Van chia sẻ: “Cầu nguyện chỉ là phương tiện dẫn chúng sanh sơ cơ gieo duyên với Phật pháp để dần dần họ biết làm lành lánh ác mà được tội diệt phước sanh. Gieo nhân nào gặt quả ấy. Làm phước để trung hòa tội lỗi. Phước sanh thì tội diệt - Đức Phật dạy không thể cầu nguyện mà hết tội”.

Trước đó, Giác Ngộ cũng đã phỏng vấn Tiến sĩ Khangser Rinpoche, được các Lama của Viện Phật học Tây Tạng Sera Jey công nhận là chuyển đời thứ 8 của dòng Gelug. Theo đó, thầy Khangser Rinpoche nhấn mạnh rằng: “Khi tu tập Kim Cang thừa thì nên tìm hiểu đúng triết lý, đi sâu vào phương pháp tu tập hơn là việc thực hành các nghi lễ xa hoa, lãng phí”.

Nhiều bạn đọc xem trả lời của thầy Khangser Rinpoche cũng nhận định: Thực ra, học Phật, hiểu Phật sẽ thấy những lời dạy của Đức Phật là triết lý sống - điều chỉnh (sửa) ý, khẩu, thân theo hướng tốt đẹp dần - tịnh hóa thân tâm, thánh hóa chính mình. Và ai sửa càng nhiều thì càng an lạc, an lạc do mình chế tác (theo quy luật nhân-quả), công bằng, tự nhiên, không bị can thiệp bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào...

Tổ CTBĐ
(bandocgiacngo@gmail.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày