Hội thảo về Phật giáo tại Berlin nhân dịp Phật đản

GNO - Đại sứ quán Sri Lanka phối hợp với Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á, Bảo tàng Nhà nước ở Berlin và cộng đồng Sri Lanka tổ chức một Hội thảo về Phật giáo để kỷ niệm ngày Phật đản, hội thảo diễn ra vào ngày 6-5-2015.

Vesak2015_1.jpg


Toàn cảnh buổi hội thảo

Hội thảo đã bắt đầu bằng việc đọc lại 5 giới bởi Sư Shantharakkhitha ở chùa Berlin. Giáo sư Tiến sĩ Klaas Ruitenbeek, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á chào đón người tham gia và giải thích tầm quan trọng cũng như sự liên quan của sự kiện này đối với Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á - Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật Phật giáo trong triển lãm thường xuyên của họ.

Giáo sư Eli Franco, Giám đốc Học viện Ấn Độ học tại Đại học Leipzig vinh dự là khách mời chính của sự kiện này và có bài thuyết trình về "Chương trình giảng dạy triết học của các trường Đại học Tu viện Phật giáo trong thời Trung Cổ".

Dharmachari Amogharatna, Chủ tịch của "Buddhistisches Tor", một tổ chức Phật giáo ở Berlin, đã trình bày một giới thiệu ngắn gọn về những lời dạy của Đức Phật trong bài phát biểu của mình.

Bà Sylvia Wetzel, một tác giả nổi tiếng, giảng viên về giáo lý của Đức Phật và là biên tập viên của "Lotusblätter", một tạp chí của Đức về Phật giáo, giải thích trong bài phát biểu của mình cách thức áp dụng lời Phật dạy cho cuộc sống hiện đại.

Vesak2015_2.jpg


Khách tham dự hội thảo

Trong phần kết luận, Karunatilaka Amunugama, Đại sứ Sri Lanka ở Đức tuyên bố rằng Đại sứ quán tổ chức sự kiện này với Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á nhằm mang đến cơ hội cho những người theo đạo Phật và những người có đầu óc cởi mở ở Đức tìm hiểu về các khía cạnh triết học của Phật giáo và lời Phật dạy. Đại sứ quán muốn đảm nhận vai trò hướng dẫn để tổ chức các cuộc thảo luận trí tuệ tương tự trong tương lai.

Đại sứ đã cảm ơn các diễn giả của sự kiện, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á và người tham dự, phối hợp với Đại sứ quán để làm cho sự kiện này trở nên thành công.

Người tham gia Hội thảo cũng được chiêu đãi bằng các loại thực phẩm ngon và trà Sri Lanka.

Văn Công Hưng (Theo Asian Tribune)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày