Khánh Hòa: Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Linh Quang

GNO - Ngày 11, 12-7-Ất Mùi (24, 25-8-2015), nhân lễ húy kỵ lần thứ 88 HT.Thích Nhơn Nguyên, Tổ khai sơn chùa Linh Quang và Đại lễ Vu lan - Báo hiếu PL.2559, ĐĐ.Thích Bổn Chủng, trụ trì chùa Linh Quang (xã Đại Điền Trung, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) và môn đồ đệ tử đã long trọng tổ chức lễ Vu lan.

quangtam1.JPG


Chẩn tế nhân lễ húy kỵ Tổ khai sơn

Chứng minh và tham dự có chư tôn  đức Tăng Ni môn đồ đệ tử tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và đông đảo Phật tử tham dự.

Tại lễ tưởng niệm, TT.Thích Quảng Tâm, pháp điệt môn phong đã cung tuyên tiểu sử Tổ Khai sơn.

Theo đó, HT.Thích Nhơn Nguyện, húy thượng Trừng hạ Hoằng, tự Thiện Hóa, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 42. Tổ sinh năm Ất Dậu (1885) tại làng Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sớm có duyên lành với Phật pháp nên từ nhỏ ngài đã quy y và xuất gia với Tổ Phước Tường. Năm 21 tuổi (1906), ngài khai sơn sáng lập chùa Linh Quang trên núi Đại An cạnh Am Chúa (Diên Khánh).

Năm Canh Thân (1920), khi Tổ 35 tuổi, được sự đề bạt của bà Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái hậu, vua Khải Định năm thứ 5, đã ban sắc phong “Hòa thượng trụ trì quan tự”.

Sau khi Phật sự viên thành, ngài nhập thất tuyệt cốc 3 năm, không ăn cơm, chỉ dùng rau, dưa và uống nước, nên mọi người gọi ngài là Tổ tu rau.

Ngày 12-7-Đinh Mão (1927) chùa và Tăng chúng chuẩn bị trai đàn nhân Đại lễ Vu lan thì vào giữa đêm ngài nhập thất và đã tự thiêu trong thiền thất để cúng dường mười phương Tam bảo. Tổ trụ thế 42 năm, 22 năm hạ lạp. Môn đồ đệ tử đã làm lễ nhập tháp tại khuôn viên chùa Linh Quang (Đại Điền) dưới chân núi Am Chúa (Diên Khánh).

Lễ húy kỵ lần thứ 88 của cố HT.Thích Nhơn Nguyện thực hiện theo nghi lễ truyền thống: niêm hương, bạch Phật, khai kinh, tụng Lương Hoàng Sám, lễ tiến Tổ, tiến linh, thí thực âm hồn cố hồn, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, cầu âm siêu dương thái.

Tin, ảnh: Trí Bửu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày