Khóa tu mùa Vu lan - Báo hiếu dành cho cộng đồng người Việt tại Vương quốc Thái Lan

300 thiền sinh là các em học sinh Thái Lan, các bạn sinh viên Việt Nam, bà con người Việt tham dự khóa tu Vu lan tại chùa Khánh Thọ
300 thiền sinh là các em học sinh Thái Lan, các bạn sinh viên Việt Nam, bà con người Việt tham dự khóa tu Vu lan tại chùa Khánh Thọ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - "Con có cha có mẹ" là khóa tu dành cho người Việt tại Vương quốc Thái Lan lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Khánh Thọ, tọa lạc ở xã Baan Nua, huyện Muang, tỉnh Kanchanaburi, vào ngày 7 và 8-8-2024.
Hòa thượng Thích Quốc San, trợ lý Tăng trưởng An Nam tông Thái Lan, trụ trì chùa Khánh Thọ nói về ý nghĩa ngày Vu Lan trong văn hóa Phật giáo Việt Nam đến các thiền sinh

Hòa thượng Thích Quốc San, trợ lý Tăng trưởng An Nam tông Thái Lan, trụ trì chùa Khánh Thọ nói về ý nghĩa ngày Vu Lan trong văn hóa Phật giáo Việt Nam đến các thiền sinh

“Con có cha có mẹ”

Trong ngày đầu khóa tu, 300 thiền sinh là các em học sinh Thái Lan, các bạn sinh viên Việt Nam, bà con người Việt đã được Hòa thượng Thích Quốc San (Hòa thượng Kitsamer Phra Dechathorn), trợ lý Tăng trưởng Tăng đoàn An Nam tông Thái Lan, trụ trì chùa Khánh Thọ nói về ý nghĩa ngày Vu lan trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Qua đó giúp các thiền sinh đặc biệt các em học sinh Thái được tiếp xúc với truyền thống lễ Vu lan - Hiếu hạnh qua khóa tu.

Bên cạnh đó, trong khóa tu các thiền sinh cũng được thầy cô từ Tăng thân Làng Mai Thái Lan đến hướng dẫn chia sẻ về ý nghĩa Vu Lan, pháp đàm, thiền hành, thiền tọa, viết thư cho mẹ, lễ bông hồng cài áo... cùng thực tập trao tặng tình thương của những người con lên hai đấng sinh thành.

Chị Thúy Hà, đại diện Ban Tổ chức cho biết trong khóa tu lần đầu nhiều em học sinh phải tự đi khất thực, thực tập ăn cơm trong im lặng và tự đi rửa chén đĩa sau khi ăn xong. Lúc đầu các thầy cô giáo không mấy tin tưởng các em sẽ làm được vì ở trường các em học sinh tiểu học không phải làm những việc đó và nhiều em ở nhà chưa bao giờ phải rửa chén bát, nhưng khi đến khóa tu thấy bạn bè ai ăn xong cũng tự động đứng lên xếp hàng đi rửa chén đĩa của mình nên các em cũng vui vẻ làm và làm rất gọn gàng và sạch.

"Buổi lễ bông hồng cài áo cũng là một điều mới mẻ với các em. Ngày của mẹ ở Thái Lan, các em sẽ vẽ hoặc mua tặng mẹ một bông lài trắng theo truyền thống, nhưng ở buổi lễ các em được hiểu về ý nghĩa của bông hồng cài trên ngực mình và ngực mẹ. Nhiều phụ huynh và các em cùng ôm nhau và nói lời yêu thương trực tiếp trong buổi lễ làm cho các bậc phụ huynh rất cảm động”, chị Thúy Hà chia sẻ.

Cẩn thận, chăm chút từng dòng thư gửi Mẹ
Cẩn thận, chăm chút từng dòng thư gửi Mẹ

“Lễ bông hồng cài áo” lần đầu tại chùa Khánh Thọ

Đã hơn chục năm nay, lễ Vu lan của người Việt ở Thái Lan được tổ chức thường xuyên tại các ngôi chùa Việt hay trung tâm thiền tại Băng Cốc và trở thành một nét văn hóa của người Việt Nam mỗi dịp mùa Vu lan - Báo hiếu về.

Trong buổi lễ Vu lan, chị Thúy Hà cho biết Ban Tổ chức đều thỉnh mời các vị Hòa thượng của An Nam tông đến chứng minh và đều nhận được sự từ bi của các ngài. Hòa thượng Thích Quốc San, trụ trì chùa Khánh Thọ ở tỉnh Kanchaburi cũng đã tham dự vài lần. Hòa thượng rất ấn tượng về lễ Vu lan, nhất là lễ bông hồng cài áo và thấy đây là một nét văn hóa đẹp của người Việt cần phải được chia sẻ rộng rãi hơn nữa tới đông đảo bạn bè người Thái, để họ hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Việt Nam và hiểu về đạo hiếu của người Việt.

Lễ bông hồng cài áo

Lễ bông hồng cài áo

Chị Thúy Hà cho biết Hòa thượng cũng nhiều lần có lời hỏi liệu bao giờ mới có lễ Vu lan như thế ở tại chùa Khánh Thọ cho người dân ở Kanchanaburi được tham dự, nơi ngôi chùa Việt tông có mặt gần 200 năm tại Thái Lan.

“Nay tôi cũng chỉ mong muốn làm sao thấy chùa Việt được trở về với Phật tử Việt Nam, được thấy Phật tử người Việt đến chùa để kế thừa những gì mà các Tổ gửi lại cho hàng cháu con. Qua đó, tôi cũng muốn người Việt giới thiệu những điều tốt đẹp trong văn hóa của mình như là lễ Vu lan - Báo hiếu để người Thái hiểu hơn về nguồn gốc, văn hóa và con người Việt Nam. Từ sự hiểu nhau đó sẽ dẫn đến những tình cảm tốt đẹp hơn giữa người dân hai nước và mối quan hệ giữa hai nước”, Hòa thượng Thích Quốc San chia sẻ.

Vậy là từ nhiều duyên lành, lần đầu tiên khóa tu Vu lan - Báo hiếu có mặt ở tỉnh xa mà không phải ở Băng Cốc. Một khóa tu đặc biệt đối với 300 thiền sinh là các em học sinh Thái Lan, các bạn sinh viên Việt Nam, bà con người Việt, mang lại cho người tham dự một mùa Vu lan xa nhà ấm cúng, gắn kết cộng đồng và giáo dục thế hệ kiều bào trẻ về cội nguồn, cũng như lan tỏa đến các bạn trẻ người Thái về nét đẹp đạo hiếu của dân tộc Việt.

Một số hình ảnh khóa tu Vu lan tại chùa Khánh Thọ:

Khóa tu "Con có Cha có Mẹ" dành cho người Việt tại Thái Lan được tổ chức tại chùa Khánh Thọ
Khóa tu "Con có Cha có Mẹ" dành cho người Việt tại Thái Lan được tổ chức tại chùa Khánh Thọ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày