Khởi ý xấu ác có tội không?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Cho tôi hỏi, nếu cố ý khởi tâm xúc phạm đến thánh thần, dù chỉ là trong tư tưởng chứ chưa bộc phát ra ngoài lời nói hay hành động thì có tội không? Nếu có tội thì sám hối thế nào?

(ĐINH NGUYỄN, nguyen20...@gmail.com)

Bạn Đinh Nguyễn thân mến!

Trong các hệ thống pháp luật hiện hành, chỉ khởi tâm xấu ác thì chưa cấu thành tội. Theo đạo Phật, những tâm niệm, suy nghĩ có chủ ý đều tạo nghiệp, gọi là ý nghiệp. Tùy vào ý niệm thiện ác mà chiêu cảm thành quả báo tốt xấu khác nhau. Nếu cố ý khởi tâm xúc phạm đến thánh thần, tức đã tạo ý nghiệp xấu, tất phải chịu quả báo tương ứng.

Bởi “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo” (kinh Pháp cú), mọi việc bắt đầu từ tâm ý, sau đó mới biểu hiện qua lời nói và hành động. Vì thế đạo Phật chú trọng đến hướng nội, nhận diện rõ ràng thân tâm trong phút giây hiện tại gọi là chánh niệm tỉnh giác. Luôn rõ biết thân tâm nên chúng ta thấy được tâm ý xấu ác và chuyển hóa chúng ngay khi còn trong trứng nước. Nhờ đó, lời nói và hành động không bị tâm ý xấu ác tác động, ba nghiệp thân khẩu ý được thiện lành.

Bạn đã khởi ý xúc phạm đến thánh thần, bây giờ đã biết là có tội nên chí thành sám hối. Việc đầu tiên, bạn cần hướng tâm đến những vị thánh thần nào đã xúc phạm phát lồ sám hối. Phát lồ là tâm nguyện bạn như thế nào thì hãy trình bày; tâm kính cẩn thiết tha, lời thành khẩn ăn năn hối lỗi, mong chư vị từ bi tha thứ và nguyện không tái phạm. Cần phát lồ sám hối nhiều lần cho đến khi tâm nhẹ nhàng thanh thản.

Bạn cần phát khởi thiện tâm tôn trọng các vị thánh thần, dù mình vô thần hay không có đức tin nơi vị thánh thần ấy. Xúc phạm, hủy báng thánh thần chỉ có hại, tổn giảm phước đức của bản thân.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày