Khuyết giới và phạm giới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi là Phật tử đã quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì năm giới. Tuy nhiên trong quá trình giữ giới, có lúc bản thân mất kiểm soát nên tôi đã vi phạm. Tôi phải làm gì để chuyển hóa những tội lỗi ấy?

(LÝ HAI, leehai...@gmail.com)

Bạn Lý Hai thân mến!

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo được khuyến khích phát nguyện thọ nhận và giữ gìn năm giới quý báu (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện). Thọ trì năm giới nhằm rèn luyện đạo đức, trau dồi nhân cách, kiểm soát bản thân, tránh xa các điều xấu ác. Vì tâm vô thường, đời sống luôn biến động, cám dỗ đoanh vây nên không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được bản thân, do vậy việc phạm giới hay khuyết giới luôn có khả năng xảy ra.

Vấn đề là người Phật tử cần hiểu rõ khi nào thì phạm giới, khi nào thì chỉ bị khuyết giới. Như giới không sát sinh, giết người là phạm giới, còn vì hoàn cảnh hay vô tình làm tổn hại các loài nhỏ nhít thì bị khuyết giới. Trộm cướp tài sản lớn, gây ra sự tổn hại đến mức bị pháp luật truy tố là phạm giới, còn vì hoàn cảnh bức ngặt hay thói quen cắp vặt thì bị khuyết giới. Các giới còn lại cũng như vậy. Khi đã biết rõ về khuyết giới và phạm giới rồi, người phát nguyện thọ giới tìm cách sám hối và phục thiện.

Để hóa giải sự khuyết giới, trước phải thành tâm hối lỗi, thấy rõ nghiệp quả xấu của việc ác đã làm, ăn năn chừa bỏ và nguyện không tái phạm. Mỗi nửa tháng các chùa đều tổ chức sám hối hoặc tự sám hối tại tư gia Phật tử. Lạy Phật sám hối là pháp tu phổ biến và dễ thực hành. Những ai có lòng thành, chí tâm sám hối đều có thể làm được.

Song hành với sám hối là tích cực làm các việc lành để vun bồi thêm cội phước. Thực hành chánh niệm để luôn tự chủ bản thân trước các cám dỗ. Luôn biết tàm quý, xấu hổ với những việc sai trái mà bản thân đã làm, sợ hãi quả báo để không tái phạm. Tin sâu nhân quả và nghiệp báo để làm lành, tránh dữ. Kiên trì sống với thiện pháp thì tội diệt, phước sinh, đời sống sẽ trọn lành.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày