Phật tử tại gia dự khóa tu Bát quan trai đeo trang sức có được không?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

Hỏi: Tôi là Phật tử, hàng ngày vẫn thường đeo một chiếc vòng và nhẫn trơn bằng vàng. Trong tâm tôi nghĩ đeo vòng và nhẫn như là thói quen, để kỷ niệm chứ không nhằm trang sức. Khi nào tham dự các lễ lạt, tiệc tùng tôi mới sử dụng các phụ kiện trang sức có giá trị, phù hợp với y phục. Vừa qua, khi tham dự khóa tu Bát quan trai, có người góp ý là không nên đeo vòng và nhẫn vàng vì không phù hợp với tinh thần giới luật. Mong được quý Báo chia sẻ về vấn đề này.

(TÚ UYÊN, lulu10...@gmail.com)

Bạn Tú Uyên thân mến!

Trong khóa tu Bát quan trai, người Phật tử tham dự có phát nguyện thọ giới không trang điểm, ca múa hát và cố ý xem nghe. Nguyên văn của giới này là “Con thọ trì điều học là tránh xa chuyện múa hát, thổi kèn đờn cùng xem múa hát, nghe đờn kèn; tránh xa sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn sáp, đeo tràng hoa”. Giữ giới này với mục đích giúp cho hành giả sống một ngày đêm tĩnh lặng, giản dị, trong sáng; tạo duyên lành để cho tâm được khắng khít với các thiện pháp, tránh xa sự buông lung phóng dật.

Thời Đức Phật, cụm từ “sự trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn sáp, đeo tràng hoa” tương tự như việc làm đẹp để tham gia sự kiện hay dự tiệc tùng ngày nay gồm “làm tóc, phấn son, nước hoa, quần áo và phối với các phụ kiện thời trang” sao cho đẹp đẽ, sang trọng, thanh lịch. Nôm na là sự ăn diện, làm đẹp để nổi bật, được chú ý nhằm thể hiện bản thân trước số đông. Như vậy, việc đeo vòng và nhẫn hàng ngày, có giá trị thấp, dùng để kỷ niệm thì không mang ý nghĩa làm đẹp; không phải cố ý trang sức hay chưng diện trong ngày tu Bát quan trai nên không phản cảm hay trái ngược với giới luật. Do vậy cần cảm thông hơn là phê phán hay chỉ trích.

Nếu bạn cố ý đeo nhẫn, mang vòng vàng cho đẹp đẽ, có giá trị lớn với dụng ý trang sức, khoe bày, tạo sự chú ý (như lúc tham dự tiệc tùng, hội hè) thì không phù hợp với tinh thần giới luật. Còn việc đeo các loại nhẫn, vòng đã trở nên quá quen thuộc và thiết thân với bạn trong đời sống hàng ngày (như đeo nhẫn cưới chẳng hạn) thì trong tinh thần phương tiện vẫn tham dự tu học Bát quan trai bình thường.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Quang cảnh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn tại tổ đình Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm chứng minh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức theo khu vực

GNO - Sáng 1-4 (4-3-Ất Tỵ), tại tổ đình Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một) diễn ra Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức thí điểm theo khu vực cho 5 tỉnh miền Đông: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, do Ban Tăng sự T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức.
Tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Hủy báng Như Lai

GNO - Hủy báng Như Lai là những sự kiện từng xảy ra trong cuộc đời Đức Phật. Những người có oán thù (hoàng hậu Magandiya vợ vua Udena), ngoại đạo ghét ganh (nàng Ciñcā)… từng xúc phạm, hủy báng, mạ lỵ Ngài.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày