Khởi đầu từ nền văn hóa Ấn Độ, rất nhiều chùa tháp tôn thờ Phật đã được xây dựng với lối kiến trúc rất công phu và có tính nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Tuy nhiên, rất đáng tiếc cho văn hóa nhân loại nói chung và cho Phật giáo nói riêng, ngày nay những di sản vô giá này chỉ còn lại duy nhất là tháp Bồ đề đạo tràng do vua A Dục xây dựng và một số ít chùa tháp khác tôn thờ các vị Thánh Tăng còn sót lại.

Khi Phật giáo được các bậc chân sư truyền lên phía Bắc, với bản chất hài hòa thân thiện muôn đời của đạo Phật, văn hóa Phật giáo đã kết hợp một cách sâu sắc với nền văn hóa bản địa Trung Đông. Điều này được thể hiện qua sự hiện hữu của những pho đại tượng Phật ở
Khi Phật giáo được truyền sang Trung Quốc, đã kết hợp với nền văn hóa nước này, tạo nên những ngôi chùa gỗ thật đồ sộ, mà ngày nay còn lại, nổi tiếng nhất là các chùa ở Tứ đại danh sơn.
Và trên con đường Phật giáo truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, VII, chúng ta lại thấy thêm những ngôi chùa đồ sộ ở Hàn Quốc, hay ở Nara, Nhật Bản mà nổi tiếng nhất là tòa tháp gỗ thờ kinh Pháp Hoa ở chùa Pháp Long và chùa Đông Đại, hiện nay vẫn còn tồn tại.
Phật giáo đến Việt
Có thể nhận thấy rõ tất cả những kiến trúc Phật giáo đều thể hiện lời kinh Phật dạy theo tinh thần Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo, qua đó luôn phảng phất hình ảnh thánh thiện của Đức Phật và cuộc đời phạm hạnh vô ngã vị tha của Ngài cũng như các vị Bồ tát, các vị Thánh Tăng, hay chư Thiên. Và chính lực ảnh hưởng cao thượng này đã tưới tẩm nền văn hóa nhân loại nói chung, cũng như văn hóa Việt
Thiết nghĩ khi nào con người còn khát vọng tìm kiếm một lẽ sống bình an, tìm kiếm một con đường hạnh phúc thực thụ được bao dung bởi tình thương và trí tuệ toàn thiện, thì Đức Phật vẫn mãi hằng hữu trong tâm thức của nhân loại. Và trên trái đất này, Thánh đức biểu tượng của từ bi, trí tuệ và dũng lực, của lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ trong các pho tượng Phật, tượng Bồ tát, Thánh Tăng, nói chung trong tất cả kiến trúc Phật giáo, mà loài người thường hướng tâm đến, cần phải được bảo trì và tôn vinh.