Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN TP.HCM chúc mừng Lễ Sene Đôn-ta tại chùa Candaransi và Pothiwong

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Phạm Minh Tuấn chúc mừng Lễ Sene Đôn-ta đến Hòa thượng Danh Lung
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Phạm Minh Tuấn chúc mừng Lễ Sene Đôn-ta đến Hòa thượng Danh Lung
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vừa qua, Đoàn Ủy ban MTTQVN TP.HCM do ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch; ông Thạch Nghi Xuân, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo đã đến thăm chúc mừng chư Tăng tại chùa Candaransi, (Q.3) và chùa Pothiwong (Q.Tân Bình) nhân Lễ Sene Đôn-ta năm 2024.

Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN TP.HCM, ông Phạm Minh Tuấn có lời tri ân và ghi nhận những đóng góp, chung tay của chư Tăng và đồng bào dân tộc Khmer trong thời gian qua. Theo đó, ghi nhận việc hưởng ứng các hoạt động do chính quyền, Mặt trận các cấp TP.HCM, các đoàn thể tại địa phương phát động, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới – đô thị văn minh”, “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”, “Vì người nghèo”… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Phạm Minh Tuấn chúc mừng Lễ Sene Đôn-ta tại chùa Pothiwong, Q.Tân Bình

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Phạm Minh Tuấn chúc mừng Lễ Sene Đôn-ta tại chùa Pothiwong, Q.Tân Bình

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Phạm Minh Tuấn chúc những lời tốt đẹp, bình an, hạnh phúc, thịnh vượng đến chư Tăng chùa Candaransi và Phothiwong cùng đồng bào dân tộc Khmer TP.HCM đón Lễ Sene Đôn-ta năm 2024 an lành, hạnh phúc.

Được biết, Sene Đôn-ta là một trong những lễ lớn của đồng bào Khmer, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu, sự biết ơn, tưởng nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lễ Sene Đôn-ta của người Khmer Nam bộ còn có tên gọi khác là Phchum Ben, nghĩa là mùa tựu phúc đức, vì người Khmer xem đây là lễ lớn nhất trong các lễ tạo phúc đức.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày