Lễ cầu an ở chùa Trúc Lâm Paris

Lễ cầu an ở chùa Trúc Lâm Paris

Sáng mùng Một Tết Nhâm Thìn (tức 23-1) lễ Phật cầu an đã diễn ra tại chùa Trúc Lâm, thành phố Villebon sur Yvette, cách thủ đô Paris (Pháp) khoảng 20 km về phía Nam.

Dưới sự chủ trì của HT.Thích Phước Đường, trụ trì chùa, buổi lễ đã thu hút sự tham dự của khoảng 400 người. Đa số họ là các Phật tử Việt kiều, học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam hiện đang học tập và công tác tại Paris và các vùng lân cận.

Tham dự lễ cầu an đầu năm Nhâm thìn còn có Đoàn cán bộ, lãnh đạo đại sứ Quán Việt Nam tại Pháp do Đại sứ Việt Nam tại Pháp, Dương Chí Dũng dẫn đầu; Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hiệp quốc về văn hóa, khoa học, giáo dục (UNESCO) tại Pháp; các cơ quan đại diện báo chí, thương vụ, quân vụ… Việt Nam tại Pháp.

Từ nhiều năm nay, chùa Trúc Lâm không chỉ trở thành nơi vãn cảnh của khách du lịch mà còn là nơi cầu an của nhiều thế hệ kiều bào sinh sống, học tập và làm việc ở Pháp. Ngày Mùng Một Tết, lên chùa lễ Phật thông thường các Phật tử và những người tham dự ít nhiều đều có chuẩn bị đồ lễ như hương, hoa, quả tươi, bánh kẹo… để cầu mong sự an khang thịnh vượng cho đất nước, sự thành đạt và may nắm cho bản thân và nhất là để tỏ sự thành kính với các bậc ông bà tổ tiên.

Cũng như ở Việt Nam, đi lễ chùa ở Pháp đã trở thành một nét tâm linh của người Việt. Dù ở xa quê hương đến mấy nhưng người Việt vẫn không quên gìn giữ các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa đó của dân tộc.

Ngay cả những cán bộ Việt Nam đi công tác trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc, đúng vào dịp cộng đồng người Việt tại đây tổ chức các hoạt động trong những ngày Tết cổ truyền đã không bỏ lỡ dịp để tìm đến với không khí ấm áp và tôn kính của buổi lễ.

Họ đến tham quan nhà chùa cũng là để tìm đến với quang cảnh quê thanh bình, một không gian thuần Việt, cổ kính ngay giữa lòng nước Pháp. Họ cho rằng được đến chùa, họ cảm giác “rất tĩnh tâm, thoải mái và thư thái đầu óc.” Người Việt dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, cũng luôn hướng về đất nước với xu hướng gìn giữ tín ngưỡng tôn giáo và phát huy nét văn hóa truyền thông của dân tộc mình - tâm linh và truyền thống Việt.

Về phần mình, rất nhiều bạn Pháp rất yêu mến Việt Nam hoặc họ là những phu nhân hay phu quân của các cặp vợ chồng Pháp-Việt cũng rất “mê” đến chùa Trúc Lâm, nhất là được tham dự lễ cầu an do nhà chùa tổ chức. Đối với họ đây không chỉ là dịp cả gia đình được đi chơi vãn cảnh chùa đầu xuân, mà còn cơ hội để họ có thể gặp gỡ, giao lưu với bạn bè người Pháp và người Việt, để gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp của năm mới. Đến với chùa là đến với sự tĩnh tâm thoát khỏi những stress của cuộc sống và trong công việc.

Đã thành thông lệ, sau buổi lễ, các phật tử và mọi người tham dự đã được thưởng thức những món ăn chay truyền thống thuần Việt, đơn giản nhưng ấm áp tình người, do nhà Chùa chuẩn bị, như miến xào, cơm trắng, đậu phụ xốt cà chua, chè đậu xanh, nước chè mạn…

Khởi công từ năm 1976 và khánh thành năm 1990, chùa Trúc Lâm được sáng lập và trụ trì bởi cố HT.Thích Thiện Châu. Ngôi chùa nằm trên đồi cao, có kiến trúc hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại, được trang trí giản dị, tập trung vào hình tượng Đức phật.

Chỉ với diện tích hơn 600m² nhưng chùa Trúc Lâm có đầy đủ các công trình chính như chánh điện, giảng đường, thư viện, thiền đường, thiền thất và nhà thập phương và đã trở thành nơi nương tựa tinh thần cho biết bao tâm hồn người Việt xa xứ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.
Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày