Lễ húy nhật lần thứ 174 vua Thiệu Trị tại Quốc tự Diệu Đế - Cố đô Huế

Lễ húy nhật vua Thiệu Trị cử hành tại Diệu Đế, ngôi quốc tự ở cố đô Huế gắn liền với vị vua triều Nguyễn Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương
Lễ húy nhật vua Thiệu Trị cử hành tại Diệu Đế, ngôi quốc tự ở cố đô Huế gắn liền với vị vua triều Nguyễn Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 1-11, tại chùa Diệu Đế (số 100B đường Bạch Đằng, TP.Huế) đã diễn ra lễ huý nhật lần thứ 174 của vua Thiệu Trị.

Quang lâm chứng minh và niêm hương tác lễ cầu nguyện có Hòa thượng sám chủ Thích Phước Chánh, trụ trì chùa Hoằng Quang; chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử hiệp đồng tham dự. Bên cạnh đó, buổi lễ còn có sự tham gia của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng đại diện Nguyễn Phước tộc.

Hương án tôn trí kim vị vua Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương

Hương án tôn trí kim vị vua Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương

Sau khi Hòa thượng sám chủ niêm hương, Thượng tọa Thích Minh Đức đã tuyên sớ bạch Phật cầu siêu trước hương án tôn trí kim vị vua Thiệu Trị.

Vua Thiệu Trị (1807 - 1847) tên thật Nguyễn Phúc Miên Tông, là vị hoàng đế thứ 3 của triều Nguyễn. Ông kế vị vua cha Minh Mạng, trị vì trong 7 năm, từ năm 1841 cho đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng đế, an táng tại Xương lăng.

Đại diện Nguyễn Phước tộc cung tuyên tiểu sử vua Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương

Đại diện Nguyễn Phước tộc cung tuyên tiểu sử vua Thiệu Trị - Ảnh: Hiếu Trương

Chùa Diệu Đế được kiến lập vào năm 1844, trên nền của một khu vườn cũ với cảnh sắc thơ mộng thuộc ấp Xuân Lộ, làng Du Ninh. Khu vườn này cũng chính là nơi Hoàng tử Miên Tông chào đời. Sau khi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Thiệu Trị, với mục đích cầu quốc thái dân an, nhà vua đã cho xây dựng chùa Diệu Đế và sắc tứ làm quốc tự. Ngôi chùa tiếp tục được xây dựng, chỉnh trang quy mô dưới thời Tự Đức.

Đội nhã nhạc cung đình Huế thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế trong lễ húy nhật - Ảnh: Hiếu Trương

Đội nhã nhạc cung đình Huế thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế trong lễ húy nhật - Ảnh: Hiếu Trương

Xung quanh chùa có tường thành bao bọc, sáu cổng ra vào, và các công trình như cổng Tam quan, Chung đình, Bi đình, Chung lâu, Cổ lâu, Đạo nguyên các, Trí tuệ tinh xá, Cát tường từ thất, Đại Giác điện, Lôi gia, Tăng xá…

Theo thời gian, chùa bị hư hại đáng kể do thiên tai, chiến tranh và đến đầu thế kỷ XX mới được phục hồi lại phần nào. Năm 1953, Quốc tự Diệu Đế được hưng công xây dựng lại với trần chánh điện và 4 cột chính được bao phủ bởi bích họa “Long vân khế hội” diễn tả hình ảnh 9 con rồng vờn trong mây, tương tự phong cách bích họa trong lăng Khải Định.

Năm 2018, Quốc tự Diệu Đế được khởi công đại trùng tu. Toàn bộ phần chánh điện cũ có từ năm 1953 được giữ lại nguyên vẹn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO -  Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày