Lễ tưởng niệm 63 năm ngày Tổ Khánh Anh viên tịch tại chùa Khánh Vân (Q.11, TP.HCM)

Giác linh đài tôn trí di ảnh Tổ Khánh Anh (1895-1961)
Giác linh đài tôn trí di ảnh Tổ Khánh Anh (1895-1961)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Lễ tưởng niệm 63 năm ngày Hòa thượng Thích Khánh Anh (Tổ Khánh Anh) - Đệ nhị Pháp chủ Tăng-già Nam Việt viên tịch trang nghiêm diễn ra tại chùa Khánh Vân (Q.11, TP.HCM) trong hai ngày 8,9-3 (28, 29-1-Giáp Thìn).
Chư tôn giáo phẩm dâng hương tưởng niệm

Chư tôn giáo phẩm dâng hương tưởng niệm

Chứng minh, tham dự buổi lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Minh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Ngộ, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.11; chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Văn phòng II T.Ư, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.11; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện và Phật tử gần xa...

Trước Giác linh đài, chư tôn đức đã thành kính dâng hương tưởng nhớ những đóng góp sâu dày của Tổ Khánh Anh - bậc tiền bối hữu công trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đã có nhiều cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc.

Lễ tưởng niệm Tổ Khánh Anh diễn ra trang nghiêm

Lễ tưởng niệm Tổ Khánh Anh diễn ra trang nghiêm

Hòa thượng Thích Khánh Anh thế danh Võ Hóa, sinh năm Ất Mùi (1895) tại X.Phổ Nhì, tổng Lại Đức, H.Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Hòa thượng quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên, năm 21 tuổi (1916). Năm 22 tuổi (1917), ngài nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy.

Ngài lần lượt thọ giới Sa-di và nghiên cứu kinh, luật, luận rồi thọ giới Tỳ-kheo, Bồ-tát giới với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Hòa thượng trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng ở miền Nam.

Sinh tiền với giới đức và đạo hạnh sáng ngời, Hòa thượng đã được suy tôn Chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt (1955); Pháp chủ Giáo hội Tăng-già Nam Việt (1957); Thượng thủ Giáo hội Tăng-già Toàn quốc (1959).

Môn đồ đệ tử chùa Khánh Vân và Phật tử trong khóa lễ cầu nguyện

Môn đồ đệ tử chùa Khánh Vân và Phật tử trong khóa lễ cầu nguyện

Xuân Tân Sửu (1961), nhân dịp hành hương đầu năm, Hòa thượng trở về chùa Long An, xứ Đồng Đế, nơi Hòa thượng đã từng trụ trì từ năm 1931, dặn dò đệ tử tinh tấn tu học và hành đạo, rồi Hòa thượng viên tịch vào lúc 16g ngày 30-1-Tân Sửu (1961); trụ thế 66 năm, 45 hạ lạp.

Sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa thượng Thích Khánh Anh để lại gồm có: Hoa Nghiêm nguyên nhân luận, Nhị khóa hiệp giải, 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại sư, Tại gia cư sĩ luật, Duy thức triết học, Quy nguyên trực chỉ, Khánh Anh văn sao (3 tập).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trận động đất kinh hoàng vào ngày 28-3-2025, mạnh nhất châu Á đã phá hủy khủng khiếp quốc gia Myanmar... - Ảnh: AP

Myanmar - Cần lắm sự sẻ chia

GNO - Trận động đất kinh hoàng vào ngày 28-3-2025, mạnh nhất châu Á đã phá hủy khủng khiếp quốc gia Myanmar cùng sinh mạng hiện không thể tổng kết được, nhưng có thể lên đến cả trăm ngàn người.
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực, hình ảnh gần gũi trong đời sống thường nhật - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Tưởng niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực viên tịch (1995-2025)

GNO - Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995) là một vị giáo phẩm suốt cả đời tu học, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, gắn bó mật thiết với đồng bào qua các hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của vùng đất Quảng Trị, Thừa Thiên từ giữa thế kỷ 20, thời Tổng hội Phật giáo VN, GHPGVN Thống nhất và GHPGVN hiện nay.

Thông tin hàng ngày